Mâm cúng ngày mùng 1 tết cần chuẩn bị lễ vật gì để có nhiều may mắn?

Bắt đầu một năm mới chúng ta đều mong chờ những điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến với bản thân cũng như mọi người trong gia đình. Mâm cúng mùng 1 tết là ngày khởi đầu cho một năm. Đây cũng là ngày vô cùng quan trọng khi nhà nhà đều phải chuẩn bị mâm cúng mùng 1 theo đúng quy tắc truyền thống của phong tục.

mâm cúng mùng 1 tết
Mâm cúng mùng 1 tết

Sau khoảng thời gian đón giao thừa, sáng ngày mùng 1 nhà nào cũng phải chuẩn bị mâm cúng để dâng lên cúng thần linh, tổ tiên ông bà để thông báo đã sang năm mới cũng như để gửi lời cầu xin cho một năm được thuận buồm xuôi gió, gia đình khỏe mạnh, bình an, hạnh phúc…

Lễ cúng mùng 1 tết là điều vô cùng quan trọng và không thể thiếu được tại mỗi gia đình người Việt. Dù hàng năm nhà nhà đều làm lễ cúng nhưng thực tế có nhiều người vẫn chưa biết được việc phải chuẩn bị lễ vật như thế nào để có được nhiều may mắn cho cả năm? Nếu bạn quan tâm đến điều này thì hãy dành thời gian đọc phần nội dung ngay dưới đây nhé.

>> Sản Phẩm Liên Quan

  • Nơi nhập dữ liệu
    Mâm Cúng Khai Trương Công Ty Đầu Năm
    Đọc tiếp
  • Nơi nhập dữ liệu
    Mâm Cúng Khai Trương Shop Quần Áo
    Đọc tiếp
  • Nơi nhập dữ liệu
    MÂM CÚNG NHÀ MỚI
    1,757,000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Nơi nhập dữ liệu
    Mâm Cúng Thần Tài
    798,000
    Thêm vào giỏ hàng

Tìm hiểu thêm:

  • Lễ cúng đổ mái nhà nên chuẩn bị lễ vật như thế nào là đầy đủ nhất?
  • Cách trang trí bàn thờ Gia Tiên [bàn thờ ông bà tổ tiên] đẹp & trang nghiêm

Mùng 1 tết là ngày quan trọng đầu tiên trong một năm

Người Việt từ xưa đến nay luôn có quan niệm là đầu có xuôi thì đuôi mới lọt và cái gì khởi đầu may mắn thì đến cuối cùng cũng may mắn. Chính bởi vậy mà ngày mùng 1 tết được xem là ngày cực kỳ quan trọng đối với mỗi người trong một năm. Bởi đó là ngày khởi đầu của năm mới tính theo lịch âm, là ngày mà chúng ta hân hoan chào đón tết Nguyên Đán – ngày tết truyền thống của đất nước.

Vào ngày mùng 1 tết âm lịch mọi người đều sẽ có nhiều kế hoạch để thực hiện như đến chúc tết họ hàng, đi lễ chùa…nhưng việc không thể thiếu được, cũng như việc cần làm đầu tiên trong sáng ngày mùng 1 đó là phải chuẩn bị mâm cúng lễ.

Dù đêm ngày 30 tết chúng ta có thức khuya đến đâu thì sáng ngày mùng 1 vẫn luôn phải dậy sớm để chuẩn bị mâm cúng lễ thần linh, tổ tiên ông bà. Đây là phong tục văn hóa được lưu truyền từ ngàn đời và cho đến ngày nay vẫn được gìn giữ bởi các lớp con cháu thế hệ sau của người Việt.

>>  Cách cúng khi về phòng trọ mới

Mâm cúng mùng 1 tết dâng lên các vị thần linh, tổ tiên ông bà trong ngày mùng 1 tết không chỉ mang ý nghĩa thể hiện tấm lòng hiếu thảo của con cháu với những người đã khuất mà còn mang thêm ý nghĩa sâu xa, quan trọng hơn đó chính là cầu xin các vị thần linh, tổ tiên ông bà phù hộ cho gia đình được bình an, hạnh phúc, mạnh khỏe và làm ăn tấn tới.

Các lễ vật cần chuẩn bị trong mâm cúng mùng 1 tết để có được nhiều may mắn

So với các lễ cúng truyền thống khác thì lễ cúng mùng 1 tết, lễ cúng đầu năm mới được đánh giá cao về ý nghĩa và tầm quan trọng nên mọi người đều dành nhiều thời gian để chuẩn bị các lễ vật trong mâm cúng. 

Theo truyền thống cha ông để lại thì các lễ vật cần chuẩn bị trong mâm cúng vào ngày mùng 1 tết được chia thành hai phần cơ bản đó là lễ mặn và phần lễ khác. Mỗi một vùng miền lại có cách thức sắm lễ vật khác nhau tùy theo quan niệm của phong tục vùng đó hay quan điểm của từng gia đình. Điều này có tác động không nhỏ tới việc sắm sửa lễ vật mâm cúng nhưng lại tạo ra được nét độc đáo riêng cho ngày lễ đặc biệt này.

Dựa trên những tài liệu mà sử sách ghi chép lại thì phần lễ khác trong mâm cúng ngày mùng 1 tết gồm có những lễ vật như:

  • Lọ hoa tươi với nhiều màu sắc rực rỡ
  • Đĩa đựng trầu cau
  • Nến cốc hoặc đôi đèn dầu
  • Hương/ nhang 1 bó nên chọn loại có in hình rồng phượng bắt mắt và có hương thơm
  • 3 chén nước sạch
  • 3 chén rượu trắng
  • Đĩa hoa quả với nhiều loại khác nhau được bày đẹp mắt (thường chọn 5 loại quả)
  • Đĩa bánh kẹo (có thể chọn các loại bánh kẹo truyền thống đặc sản của vùng hoặc là bánh kẹo hiện đại)
  • Hộp mứt (đây là lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ vào ngày tết)

Ngoài những lễ vật này thì trong nhiều năm trở lại đây nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm một số lễ vật khác trong mâm cúng như bình trà pha sẵn, đĩa bánh bao, phẩm oản, nước ngọt, bia…Phần lễ khác bạn có nhiều lựa chọn để giúp cho mâm cúng thêm phần đặc sắc, sinh động hơn.

Mâm ngũ quả cúng ngày mung 1 tết

Phần lễ mặn của mâm cúng mùng 1 tết đa phần là các món ăn truyền thống được dâng lên để cúng. Các món ăn được gia chủ lựa chọn tùy theo điều kiện về kinh tế của mỗi gia đình cũng như theo phong tục của mỗi địa phương. Khi dâng phần lễ mặn lên thì các món ăn đều phải được trang trí đẹp mắt và đảm bảo độ tươi ngon. Bởi điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới tấm lòng thành của gia chủ dành cho các vị thần linh, tổ tiên ông bà mà còn là những đồ lễ các thành viên trong gia đình sẽ thưởng thức sau khi cúng xong.

>>  Tổ chức đầy tháng cho con ở đâu? Bên nội hay bên ngoại.

Có nhiều thông tin xuất hiện rằng phải chuẩn bị các lễ vật cúng theo đúng tiêu chuẩn này hay danh sách khác thì mới có được sự may mắn trong cả năm. Thực tế là chưa có chứng minh nào nói rằng điều đó là đúng cả. Từ xưa cho tới nay việc cúng lễ ngày mùng 1 tết của mỗi gia đình đều có sự khác nhau và điều quan trọng nhất là gia chủ cần phải có tấm lòng thành kính. Bởi chỉ có tấm lòng thành mới khiến các vị thần linh, tổ tiên ông bà vui lòng và phù hộ cho bạn cùng các thành viên trong gia đình được gặp nhiều may mắn trong cuộc sống lẫn công việc.

Gợi ý một số phần lễ mặn mâm cúng ngày mùng 1 tết theo đúng phong tục truyền thống

Nếu như phần lễ khác có nhiều điểm giống với việc chuẩn bị lễ cúng ở các ngày khác trong năm thì việc chuẩn bị phần lễ mặn của mâm cúng lại có nhiều sự khác biệt. Vì đây là phần lễ mặn dâng lên mâm cúng của ngày đầu tiên trong năm nên đa phần các món ăn đều sẽ là những món truyền thống, còn những ngày khác trong năm bạn có thể chọn lựa thêm nhiều món mới.

Việc lên thực đơn cho phần lễ mặn mâm cúng nhiều lúc là điều khó khăn đối với nhiều gia chủ khi họ không biết nên chuẩn bị món ăn nào để vừa phù hợp với không khí ngày tết lại vừa có độ thơm ngon, hấp dẫn và hình thức đẹp mắt. Khi có quá nhiều món ăn nên việc lựa chọn cũng là điều làm nhiều người cảm thấy phân vân và băn khoăn.

Một số gợi ý có liên quan đến phần lễ mặn trong mâm cúng vào ngày mùng 1 tết dưới đây sẽ giúp cho bạn giảm bớt được sự lo lắng, băn khoăn:

Gợi ý 1

Các món ăn trong mâm cúng của gợi ý 1 sẽ gồm những món truyền thống của khu vực miền Bắc gồm có thịt gà luộc, thịt đông, nem rán, xôi gấc, nộm ngũ sắc, canh miến, rau củ xào thập cẩm và đĩa mứt sen (hoặc có thể thay bằng chè sen) để tráng miệng.

Đối với người miền Bắc thì những món ăn này không chỉ hài hòa với nhau khi kết hợp về hương vị mà còn chứa đựng nhiều tầng lớp ý nghĩa biểu tượng cho sự may mắn, sự khởi đầu thuận lợi.

Gợi ý 2

Gợi ý này bao gồm những món ăn đặc trưng của người Việt mà điển hình là người miền Bắc như nem rán, giò xào, thịt đông, dưa chua, hành muối, bánh chưng, canh măng nấu móng giò, bóng bì xào thập cẩm.

Các món ăn này vừa có nhiều màu sắc lại vừa sở hữu hương vị rất đa dạng khiến người ăn cảm thấy vô cùng ngon miệng. Đây cũng là những món ăn mang đậm nét văn hóa ẩm thực của người Việt nên khi dâng lên cúng lễ bạn cũng đã thể hiện được tấm lòng yêu nước của mình.

>>  Đặt mâm cúng giỗ tổ nghề xây dựng cần lưu ý điều gì?

Gợi ý 3

Mâm cúng trong gợi ý này mang những nét đặc trưng của miền Nam và miền Trung với những món ăn hấp dẫn như thịt kho tàu, tôm rim thịt, cuốn ram, nem chả, thịt lợn luộc, giò lụa, đậu chiên, nộm dưa chuột, đậu hà lan xào tôm thịt, bánh tét, cá kho…

Đây là mâm cúng có khá nhiều món và đòi hỏi gia chủ cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng, bày biện cẩn thận trước khi dâng lên cúng lễ. Mâm cúng này phù hợp với những gia đình đông người, có mấy thế hệ cùng quây quần trong ngày mùng 1 tết.

Gợi ý 4

Nếu bạn không có nhiều thời gian để chuẩn bị mâm cúng với các món ăn phức tạp, cầu kỳ thì có thể tham khảo gợi ý 4 với những món ăn có phần đơn giản hơn như thịt viên chiên xù, giò lụa hoặc chả, thịt bò xào rau củ, đĩa xôi, canh miến và hoa quả tráng miệng.

Mâm cúng này tuy thanh đạm hơn những mâm trên nhưng sự kết hợp về hương vị cũng rất phù hợp để mang đến cho người thưởng thức sự hài lòng cao.

Những điều bạn cần chú ý khi chuẩn bị mâm cúng mùng 1 tết

Ngoài việc chú trọng đến hình thức và chất lượng của những món ăn trong phần lễ mặn của mâm cúng hay việc chuẩn bị đầy đủ phần lễ khác thì bạn còn cần chú ý một số điều sau trong mâm cúng lễ của ngày mùng 1 tết:

  • Trước khi dâng phần lễ mặn hay phần lễ khác lên cúng thì gia chủ cần làm sạch bàn thờ và tiến hành việc thay nước
  • Ngày mùng 1 đầu năm mọi người đều có quan niệm là kiêng sát sinh nên nếu có chuẩn bị món gà, món tôm hay cá thì gia chủ đều nên làm sẵn từ hôm trước để hôm sau chỉ chuẩn bị nấu là xong
  • Vào ngày mùng 1 mâm cúng là buổi sáng thường dâng lễ lên cho các vị thần linh và tổ tiên. Còn vào buổi chiều mùng 1 gia chủ cũng phải chuẩn bị cúng cơm chiều hay còn được gọi là cơm cúng Tịch điện. Mâm cúng vào buổi chiều chỉ gồm có phần lễ mặn, còn phần lễ khác đã đặt trên bàn thờ từ sáng thì vẫn để nguyên
Thấy Là Thích chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói

Trên đây là những thông tin có liên quan đến việc chuẩn bị lễ vật để cúng ngày mùng 1 tết. Và nếu bạn muốn biết thêm chi tiết về điều này cũng như đặt mâm cúng trọn gói để tiết kiệm công sức, thời gian thì hãy liên hệ ngay với Thấy Là Thích – đơn vị chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói nổi tiếng tại nước ta hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *