Tết Đoàn viên là ngày nào, nên chuẩn bị những gì

Tết Đoàn viên là ngày nào bạn có biết

Tết Đoàn viên là ngày nào? Chắc hẳn không ai không biết đến ngày này. Tết đoàn viên hay còn gọi là Tết Trung Thu. Đây là một trong những dịp Tết rất quan trọng được tổ chức vào mỗi dịp 15 tháng 8 âm lịch. 

Tết trung thu – Tết đoàn viên

Tết Trung thu hay gọi là Tết Đoàn viên là một trong những dịp Tết được tổ chức vào tháng 8. Là một trong những dịp để người dân Việt Nam Nam tạ ơn thần linh cùng đất trời đã mang cho họ một mùa vụ bội thu. Cũng là một trong những dịp vô cùng quan trọng để mọi người trong gia đình sum họp, vui vầy bên nhau. Đối với con trẻ có thể sẽ cảm thấy băn khoăn về câu hỏi Tết đoàn viên là ngày nào? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích.

Tìm hiểu thêm:

  • Hướng dẫn làm lồng đèn trung thu
  • Cách làm lồng đèn ngôi sao chơi tết trung thu tuyệt đẹp mà bạn chưa biết

Ý nghĩa của Tết Đoàn Viên tháng 8 – Tết trung thu

Tết đoàn viên hay còn gọi là Tết Trung Thu. Đây là một trong những dịp Tết quan trọng . Theo quan niệm của người Việt xưa vào mỗi đợt rằm tháng tám mỗi dịp tết  Trung Thu về thì các gia đình mình sẽ có cơ hội đoàn tụ bên nhau. Chia sẻ những buồn vui và cùng nhau thưởng thức những hương vị bánh trung thu và các món ăn truyền thống trong mỗi dịp lễ tết này.

Đây cũng là một trong những dịp để những người con xa quê hương quay trở về bên gia đình, trở về bên ông bà, cha mẹ để được sống với những tháng ngày trẻ thơ, hồn hậu. Đây là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam ta. Đã từ lâu người Việt Nam ta rất coi trọng tết đoàn viên. Bởi đây là một trong những dịp để mọi người trong gia đình có cơ hội gần gũi, chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống.

Cứ vào dịp tết đoàn viên thì tết trung thu của các bé rộn ràng. Các cháu nhỏ sẽ có cơ hội hả hê chơi đùa. Tham gia các trò chơi dân gian truyền thống cùng với đêm hội trăng rằm gặp chị hằng và chú cuội. Cùng với các bạn nhỏ rước đèn ông sao đi hội trăng rằm và phá mâm cỗ, bánh.

Tết đoàn viên là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người phương đông. Đối với người Việt Nam tết đoàn viên hàng năm được các gia đình rất chú trọng. Thành viên trong gia đình dù  làm ăn ở đâu xa xôi cũng trở về quê nhà để thăm những người thân yêu của mình. Vì thế cứ mỗi dịp trung thu đến là mỗi dịp Tết Đoàn viên được nhiều người đón chờ, mong đợi.

>>  Cúng rước ông bà về ăn tết ngày 25 tháng chạp (âm lịch)

Bánh trung thu biểu trưng cho Tết đoàn viên

Tết đoàn viên hay còn gọi là Tết Trung Thu đây không chỉ là một dịp để cho các cháu bé có cơ hội vui chơi thỏa thích. Đây là một trong những dịp quan trọng để các thành viên trong gia đình ngồi bên nhau nhâm nhi ly trà và thưởng thức những chiếc bánh trung thu ngon thứ thiệt. Hiện nay, có rất nhiều các loại bánh trung thu khác nhau nhưng hai loại bánh truyền thống là bánh nướng và bánh dẻo luôn là một trong những sản phẩm bánh trung thu không thể thiếu được trong mỗi dịp tết đoàn viên.

Đối với những người con xa quê hương lâu lâu không có dịp về thăm gia đình người thân chắc chắc chắn sẽ chuẩn bị cho mình một vài hộp bánh trung thu dành làm quà cho những người thân yêu của mình. Cùng nhau sum vầy bên mâm cơm đoàn viên và sau đó thư giãn trò chuyện bên ly trà xanh với những chiếc bánh nướng, bánh dẻo truyền thống quả thực là một những giây phút bình yên, hạnh phúc.

Hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội cũng như như thị hiếu người tiêu dùng. Bánh trung thu không chỉ dừng lại ở các vị bánh truyền thống mà còn mở rộng sản xuất nhiều các loại bánh trung thu với hương vị đặc trưng khác nhau. Bánh Trung Thu rất đa dạng ở mẫu mã, kiểu dáng cũng như cách thức làm. Món bánh truyền thống như: bánh nướng, bánh dẻo luôn là một trong nét đặc trưng không thể thiếu được trong ngày này. Ngoài ra, còn có các loại bánh trung thu như: bánh trung thu rau câu, bánh trung thu nhân khoai môn, nhân rửa nhân flan trứng muối và rất nhiều các phương vị bánh trung thu khác.

Bánh trung thu các bạn cũng có thể tự làm hoặc cũng có thể đặt mua ở ngoài các cửa hàng bánh kẹo. Đây là một trong những sản phẩm vô cùng ý nghĩa và là biểu tượng của sự đoàn tụ, hạnh phúc, sum vầy. Bánh trung thu thơm phức cùng với ly trà ngọc để thanh mát quả thực là một trong những giây phút đoàn viên mà bất cứ ai cũng đều cảm thấy, hạnh phúc, êm ấm.

Xôi cốm món ăn đặc biệt trong dịp Tết Trung thu

Như chúng ta đều biết Tết đoàn viên diễn ra vào tháng 8 hàng năm. Đây là thời điểm người nông dân đang bắt tay chuẩn bị vào vụ thu hoạch mới. Chính vì vậy, các gia đình ở các vùng nông thôn vẫn giữ món ăn truyền thống đó là xôi cốm. Một trong những món ăn đặc trưng chỉ có ở vùng nông thôn. Món xôi cốm đặc biệt này cũng được rất nhiều các gia đình ở thành phố yêu thích.

>>  Hướng dẫn cách cúng xe máy mới mua về, Lễ vật và bài văn khấn

Xôi cốm là một trong những loại xôi được làm từ những hạt gạo nếp đã được chế biến thành cốm. Cũng là một trong những những món ăn chơi tao nhã của người Việt. Tháng tám khi lúa đã bắt đầu vào sữa thì người nông dân Việt Nam sẽ gặt những ruộng lúa nếp còn xanh hạt và được đập lấy phần hạt chắc rồi đem rang lên trên bếp lửa. Tiếp đỏ phần hạt này sẽ được đưa vào cối xay để loại bỏ phần vỏ trấu bên ngoài. Phần lõi cốm xanh lòng dẻo thơm bên trong của những hạt lúa nếp sẽ được gói vào lá sen xanh đậm. Hoặc có thể đưa vào rang lửa vàng để mang lại hương vị thơm ngon của vị cốm đặc trưng.

Xôi cốm sẽ được dùng những phần cốm này để đồ lên xôi. Đồ xôi cũng sẽ rất phức tạp đòi hỏi người làm xôi phải hết sức khéo léo và dày dặn kinh nghiệm. Để cho phần xôi thơm ngon người thổi xôi sẽ đưa vào phần cơm dừa đã được nạo sợi. Thêm một phần nước dừa béo ngậy để tăng hương vị xôi cốm thêm đậm đà, thơm ngon. Xôi không bị rời rã và khô khi ăn thì các bà, các mẹ, các chị sẽ sử dụng thêm cả phần đỗ xanh khi đồ xôi cùng lạ miệng.

Lúc này, vị xôi không chỉ thơm ngon bởi mùi cốm đặc trưng mà còn béo ngậy ở vị cơm dừa và vị đậm đà của đỗ. Điều này sẽ mang lại cho người ăn một cảm giác thân quen mộc mạc, bình dị mà chất chứa biết bao tình cảm của người làm ra mẻ xôi cốm.

Tết trung thu không thể thiếu mâm ngũ quả 

Mâm ngũ quả là một trong những biểu tượng không thể thiếu trong mỗi dịp Tết Đoàn viên. Khác với các dịp Tết khác mâm ngũ quả trong tết đoàn viên cũng có nét đặc trưng độc đáo. Vào dịp Tết Đoàn viên các loại hoa quả truyền thống được nhiều gia đình yêu thích đó là: bưởi, hồng, cậy…. Đây là một trong những thứ quả mang nét đặc trưng riêng của tháng tám.

Khi bưởi đến vụ ăn được người ta lại nhớ tới ngay rằm tháng 8  hay còn gọi là rằm Trung Thu. Vào lúc này, mọi nhà có bưởi sẽ bắt tay ra vườn để trẩy những quả bưởi căng tròn mọng nước. Thế là cứ mỗi dịp Đoàn viên là các bà, các mẹ, các chị lại trẩy những quả hồng dấm chín vàng  hoặc ngâm với nước muối để ăn trong mỗi dịp Tết này.

Mâm ngũ quả phổ biến

Bày trí mâm ngũ quả trong mỗi dịp tết đoàn viên là một trong điều cực kỳ quan trọng. Tết đoàn viên không chỉ là một trong những dịp để những người con xa quê bày tỏ niềm thành kính với tổ tiên ông bà bà cha mẹ. Còn là dịp để các con các cháu báo hiếu với các bậc bề trên về trên về thành tích kết quả công việc, học tập của bản thân mình. Trong  lễ cúng Tết Đoàn viên của mỗi gia đình không thể nào thiếu được mâm ngũ quả. Đây là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt đã được gìn giữ từ bao nhiêu thế hệ.

>>  Cách bày mâm cúng tất niên trong nhà: Lễ vật & Bài văn khấn

Bày biện mâm ngũ quả phải đảm bảo đầy đủ các loại quả như: bưởi, chuối, hồng cậy và các loại bánh trung thu truyền thống. Mâm ngũ quả phải được bày biện sao cho tươm tất, đầy đủ. Khi dâng lên bàn thờ tổ tiên mới mang lại những điều may mắn và ban phước lành cho con cháu.

Tết trung thu cơ hội cho gia đình được gần gũi, sum họp

Các gia đình hiện nay thông thường khi các con, các cháu đã lớn khôn, trưởng thành sẽ đi làm ăn xa hoặc lấy vợ, lấy chồng ở những miền quê xa xứ. Chính vì vậy, việc về thăm ông bà, tổ tiên, cha mẹ thường xuyên khó lòng có thể thực hiện được..

Chính vì thế nhờ có Tết đoàn viên sẽ là cơ hội để cho mỗi người con xa quê được trở về với đất mẹ. Nơi các bạn đã được sinh ra khôn lớn và trưởng thành. Con cháu sẽ được về thăm ông bà tổ tiên. Các con sẽ có cơ hội được trải nghiệm lòng mình chăm lo phụng dưỡng cho cha mẹ đã xế chiều.

Tết đoàn viên là một trong những cơ hội để tất cả các gia đình Việt Nam có cơ hội ngồi cùng với nhau ăn một bữa cơm và cùng trò chuyện rôm giả. Tất cả các thành viên trong gia gia đình sẽ bỏ lại những áp lực của cuộc sống những căng thẳng và những lo toan bộn bề về cơm áo gạo tiền. Đây là lúc mọi người sẽ được vui vẻ trải lòng mình và được thưởng thức những món ăn ngon được kể những câu chuyện vui vẻ. Đây chính là những giá trị đích thực của ngày Tết đoàn viên.

Tết Trung thu – Tết Đoàn viên

Đối với mỗi người con xa quê nếu tết đoàn viên không có cơ hội về với gia đình quả thực sự là một sự nuối tiếc. Trong dịp Tết đoàn viên này các bạn đừng bỏ qua cơ hội về với gia đình thân yêu của mình về thăm ông bà, cha mẹ, thăm quê hương ,đất nước, thăm lại nơi chôn rau cắt số của mình. Đặc biệt trong dịp tết này là tết trung thu các cháu thiếu nhi. Chính vì vậy, không khí tết càng trở nên vui vẻ, huyên náo. Một trong những cơ hội để các con về ông bà và các cháu được tham gia lễ hội tết trung thu náo nhiệt.

Tết đoàn viên là một ngày ý nghĩa chính vì thế các bạn cần nhớ ngày để đoàn tụ sum vầy cùng gia đình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *