Mâm ngũ quả cúng đầy tháng thôi nôi

Mâm cúng thôi nôi là một lễ cúng quan trọng với cả bé và gia đình trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Vậy mâm ngũ quả cúng đầy tháng thôi nôi gồm những gì?

Mâm cúng đốt cho bé gái Combo-2

Quan niệm dân gian của dân tộc Việt Nam cho rằng “Trên bà chúa thiên thai dưới 12 bà mụ” là tục cúng đầy tháng cho con; và cũng là lễ cúng một bà chúa trông coi toàn diện và cúng 12 bà mụ có công nặn ra đứa bé. Mỗi bà mụ sẽ đảm nhiệm một nhiệm vụ riêng; một bà thì dạy khóc; một bà thì dạy cười; một bà lại đỡ khi bé bị ngã; bà thì nặn tay; bà thì nặn chân… Lễ cúng chính là việc cảm tạ công ơn của các bà mụ đã mang trẻ được khỏe mạnh đến với thế giới này.

Tìm hiểu thêm:

  • Chuẩn bị mâm cúng rằm mùng 1 và 15 hàng tháng
  • Bài văn khấn lễ cúng đổ móng nhà

Lý do cần phải tổ chức cúng Mụ đầy tháng, thôi nôi

Khi bé tròn 1 tháng tuổi, các phụ huynh lại tất bật và lo lắng để làm tiệc cúng đầy tháng cũng như tiệc mời bà con và họ hàng. Thêm vào đó là việc tổ chức lễ cúng là một phần rất quan trọng. Với mục đích tạ ơn 12 bà mụ và Bà mụ chúa đầu thai. Tại một số gia đình còn kết hợp lễ cúng đầy tháng thôi nôi với lễ cúng gia tiên; lễ cúng đất đai, lễ cúng thần tài trong cùng ngày. 

Theo quan niệm trong dân gian, đứa trẻ được sinh ra trên đời này chính là do Bà Chúa và 12 bà Mụ đã nặn ra. Việc tổ chức làm lễ cúng Bà Chúa và 12 bà Mụ nhằm thể hiện sự biết ơn sâu sắc đối với các bà Mụ. Bên cạnh đó, lễ cúng cũng là mong ước của cha mẹ cho con được bình an, mạnh khỏe và thông minh. Ở Việt Nam, các bà Mụ (hay còn gọi là Tiên Nương) được thờ cúng tại một số đền chùa như: chùa Minh Hương Gia Thạnh Chợ Lớn; chùa Biên Hòa, chùa Hóc Ông, chùa Phước Tường Thủ Đức.

Đặc biệt tại Điện Ngọc Hoàng tại Đa Kao Thành phố Hồ Chí Minh đang giữ 12 pho tượng. Tượng mô phỏng các bà Mụ đang trong tư thế ngồi ngai. Mỗi tượng lại có một kiểu ngồi vô cùng độc đáo với các động tác đang chăm sóc trẻ: bồng trẻ, bồng bé bú, cầm bình sữa, tắm cho bé… Các pho tượng đều được làm từ khoảng đầu của thế kỷ 20. Bằng các chất liệu gốm có màu sắc vô cùng sinh động từ màu xanh lục đậu, màu lam cô-ban, màu trắng ngà, màu vàng đất, màu nâu đen, màu nâu đỏ.

>>  Giải đáp băn khoăn nên cúng khai trương trong quán hay ngoài sân?

Một số ý kiến còn cho rằng mâm cúng mụ chính là mâm cúng 12 bà mụ tiên nương và 1 bà Mụ Chúa. Mặt khác, lại có quan điểm cho rằng đây là lễ cúng của 12 mụ bà tiên nương và 3 Đức ông. Nhưng nếu xét theo nhiều tài liệu tâm linh có ghi lại; thì lễ cúng này dùng để cúng 12 mà mụ tiên nương + 1 bà mụ chúa được nhắc đến nhiều nhất.

MÂM CÚNG ĐẦY THÁNG THÔI NÔI

  • Nơi nhập dữ liệu
    Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Gái
    1,180,0003,590,000
    Lựa chọn các tùy chọn
  • Nơi nhập dữ liệu
    Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Trai
    1,180,0003,590,000
    Lựa chọn các tùy chọn
  • Nơi nhập dữ liệu
    Mâm Cúng Đầy Tháng Bé Trai
    1,180,0003,590,000
    Lựa chọn các tùy chọn
  • Nơi nhập dữ liệu
    Mâm Cúng Đầy Tháng Bé Gái
    1,180,0003,590,000
    Lựa chọn các tùy chọn

Mâm ngũ quả cúng đầy tháng thôi nôi 

Một mâm lễ cúng thôi nôi ở Việt Nam thường bao gồm 3 mâm cúng Thần linh, thổ địa và gia tiên, mâm cúng 12 Bà mụ và 3 Đức ông, mâm cúng Ông Táo. Ngoài ra cũng không thể không nhắc tới mâm đồ chơi trong lễ bốc đồ cho bé.

Nhiều ông bố bà mẹ vẫn thường thắc mắc; là không biết mâm cúng đầy tháng thôi nôi có sự khác nhau như thế nào giữa bé trai và bé gái. Thực ra, cũng không có sự khác biệt quá nhiều giữa 2 mâm cúng theo giới tính của bé. Điều duy nhất bạn nên quan tâm đó là sự ảnh hưởng từ tập quán của địa phương. Ngoài ra, mâm lễ cúng chịu tác động từ việc đồ lễ có sẵn hay không có sẵn tại địa phương. 

Mâm ngũ quả cúng đầy tháng thôi nôi cho bé

Mâm lễ vật cúng đầy tháng, thôi nôi cho bé cơ bản:

Trong mâm cúng đầy tháng thôi nôi cũng vậy, mỗi vùng miền có sự thay đổi không nhiều về lễ vật. Tuy nhiên, dù là mâm cúng ở miền nào thì những lễ vật cơ bản nhất chính là:

  • Gà luộc nguyên con
  • Xôi gấc hoặc xôi trắng
  • Chè viên (hoặc chè trôi nước)
  • Cháo trắng (hoặc cháo có nấu với gà)
  • Trái cây mâm ngũ quả
  • Hoa tươi
  • Trầu cau 1 cơi
  • Trà và rượu
  • Nhang đèn và hương 
  • Hài cúng cho các bà mụ
  • Áo cúng cho các bà  mụ
  • Giấy cúng, tiền vàng
  • Giấy cầu bình an

Một số gia đình cũng sẽ cúng thêm các loại lễ vật sau: lợn quay nguyên con, vịt luộc cả con, bánh hỏi,chai nước ngọt, bánh kẹo các loại… Tuy nhiên, cũng có một lưu ý đó là; chè để cúng đầy tháng thôi nôi dành cho bé gái là chè trôi nước. 

Một thắc mắc của rất nhiều người là cần chuẩn bị thêm bộ tam sên. Theo như thông tin tìm hiểu được từ các tài liệu tâm linh cổ thì bộ tam sên chỉ dùng cúng bái các vị thần linh (cúng quan thần tài, cúng ông địa, cúng lễ đất đai, cúng lễ ông táo). Tuy nhiên, điều này cũng không thể bắt buộc như vậy.

>>  Mâm cúng thần tài ngày khai trương nên chuẩn bị ra sao là tốt nhất?

Gợi ý chọn trái cây cho mâm ngũ quả

Theo phong tục xưa để lại thì mâm ngũ quả sẽ được lựa chọn 5 loại trái cây; và dâng lên mâm cúng. Gọi là mâm ngũ quả nhưng thực ra chẳng có ai quy định cụ thể. Nó gồm những loại quả gì. Thực chất, mâm ngũ quả sẽ tùy thuộc vào từng địa phương với các đặc trưng về khí hậu; về sản vật và về quan niệm riêng mà người ta sẽ chọn ra đúng 5 loại trái cây để bày biện lên mâm cúng. 

Tuy là vậy, nhưng dù cho là loại quả gì người dân Việt Nam vẫn mang theo một ý niệm chung là dâng lễ cúng lên tổ tiên, ông bà. Nhằm để thể hiện sự biết ơn và mong ước những điều tốt lành nhất sẽ đến với gia đình của gia chủ. Mỗi loại quả được chọn đều mang trong mình một màu sắc và tên gọi với ý nghĩa riêng.

Sự khác biệt giữa miền Bắc và Nam trong mâm ngũ quả

Vậy, mâm cúng ngũ quả thường có những trái cây gì? Đặc trưng của mâm lễ ngũ quả ở ngoài Bắc đó là trên mâm cúng thường có:

  • Chuối với ý nghĩa tượng trưng cho sự sum vầy, đầm ấm quây quần và giống với bàn tay chở che cho thế hệ con cháu.
  • Bưởi với ý nghĩa mong được sự  an khang thịnh vượng.
  • Đào vơi ý nghĩa thể hiện sự thăng tiến.
  • Quýt với ý nghĩa tượng trưng cho sự thành đạt.
  • Táo với ý nghĩa phú quý và  giàu sang.
  • Nếu vào mùa không có quả bưởi thì cha mẹ có thể thay bằng quả Phật Thủ; tượng trưng cho bàn tay Phật giúp che chở cho gia đình và các tháng viên khác; hoặc cũng có thể chọn quả lựu bày trên mâm cúng vì quả lựu “ Nhiều hạt tượng trưng cho con đàn cháu đống”.

Mâm ngũ quả của người miền Nam lại mang theo một màu sắc truyền thống địa phương sâu sắc; các loại trái cây: quả Mãng cầu, quả Dừa xiêm, quả Đu đủ, quả Xoài, quả Sung; mà mọi người vẫn thường đọc theo âm đọc chệch là “Cầu – vừa – đủ – xài – sung”

Thật ra, với mỗi mâm cúng ngũ quả đều nói lên được đặc trưng của từng loại quả ở mỗi vùng miền đó và nó còn mang một ý nghĩa riêng biệt của từng địa phương.

Lễ bốc đồ trong cúng thôi nôi cho bé

Sau khi cha mẹ đã hoàn thành nghi lễ cúng thôi nôi; nhiều gia đình còn các bé thường tổ chức thêm một phần lễ vô cùng thú vị; đó là tổ chức cho bé bốc chọn đồ vật đoán tương lai. Để tổ chức lễ bốc đồ này, cha mẹ có thể bày ở trên mâm lễ một số đồ vật;theo thông thường thì tốt nhất là bày 12 món. Mỗi món đồ ở trên mâm lễ đều có những ý nghĩa riêng; và có thể là lời dự báo đoán trước về nghề nghiệp tương lai của bé. Dưới đây là ý nghĩa về một số đồ vật trong lễ bốc đồ cho bé:

  • Gương và lược tượng trưng cho nghề nghiệp là nhà thiết kế, nhà tạo mẫu tóc hay người làm nghề trang điểm, nghề người mẫu; hoặc các công việc khác có liên quan tới lĩnh vực làm đẹp như thẩm mỹ hoặc spa.
  • Bút viết tượng trưng cho nghề nghiệp tương lai liên quan đến việc viết lách; như nhà thơ, nhà văn, nhà báo,…
  • Sách vở tượng trưng nghề nghiên cứu hoặc giáo viên… 
  • Máy tính bỏ túi tượng trưng cho ngành ngân hàng, nghề kế toán, làm kinh doanh hoặc cũng sư phạm dạy toán, lý. 
  • Máy bay – ô tô tượng trưng cho nghề nghiệp là tài xế, phi công hoặc tiếp viên hàng không… 
  • Hòm thuốc tượng trưng cho lĩnh vực liên quan đến sức khỏe như bác sĩ, y tá hoặc dược sĩ…
  • Micro tượng trưng cách ngành mang tính sáng tạo, nhạy cảm với âm thanh như ca sĩ, nhạc sĩ.
  • Bộ đồ chơi làm bếp tượng trưng cho ngành ẩm thực; tương lai bé có thể trở thành những đầu bếp tài năng.
  • Bút vẽ – bảng vẽ mang tính sáng tạo về mặt hình ảnh; nên nếu bé lựa chọn đồ vật này tức là sẽ có nhiều hứng thú với hội họa. 
  • Tiền: Nếu bé chọn đồ vật là tiền hay vàng; thì tương lai có thể bé sẽ làm trong ngành ngân hàng, làm nghề thủ quỹ, kế hoặc hay là người lãnh đạo…
  • Chuột máy tính tượng trưng cho ngành IT hoặc ngành công nghệ, điện tử…
  • Máy ảnh: Nếu trẻ mà bốc món đồ này thì có thể bé sẽ có công việc tương lai liên quan đến máy ảnh; ví dụ như nghề phóng viên hoặc nhiếp ảnh gia… 
>>  Tham khảo một số lời chúc sinh nhật hay và ý nghĩa
Mâm đồ bốc thôi nôi cho bé

Ngoài các món đồ được gợi ý trong mâm bốc thôi nôi; thì cha mẹ cũng có thể thay thế bằng các món đồ khác; miễn sao mâm bốc đồ có đủ 12 món đồ và phải phù hợp với tính cách của bé. Lưu ý, khi trẻ đang bốc đồ để đoán tương lai thì cha mẹ không nên can thiệp vào; mà để cho bé tự nhiên lựa chọn món đồ mà bé thích.

[ Mâm ngũ quả cúng đầy tháng thôi nôi | hướng dẫn làm Mâm ngũ quả cúng đầy tháng thôi nôi | Mâm ngũ quả cúng đầy tháng thôi nôi gồm những gì | cúng thôi nôi cho bé | cách tính ngày cúng thôi nôi | không cúng thôi nôi có sao không ]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *