Cúng tam sên xong có ăn được không

Chắc hẳn chúng ta cũng đã từng một vài lần nghe nhắc đến bộ tam sên mỗi khi nhà có việc quan trọng cần chuẩn bị lễ cúng, nhưng thực chất ý nghĩa sâu xa và tại sao lại có phong tục cúng bằng bộ tam sên này, cúng tam sên xong có ăn được không có lẽ khiến nhiều người còn đang thắc mắc.

Bộ tam sên là một trong những lễ vật không thể thiếu trong các dịp lễ cúng quan trọng như cúng khai trương, động thổ, đặc biệt là cúng vía Thần Tài… Vậy thực chất bộ tam sên là gì? Cúng tam sên xong có ăn được không? để trả lời cho những câu hỏi trên hãy cùng mình tìm hiểu nhé.

Tìm hiểu thêm:

  • Mâm cúng thần tài ngày khai trương nên chuẩn bị ra sao là tốt nhất?
  • Bố mẹ nên phát biểu đầy tháng cho con như thế nào cho đúng?

Bộ Tam sên là gì?

Theo các chuyên gia văn hóa thì bộ tam sên ( hay còn được gọi là bộ tam sanh) là một trong những lễ vật để dâng lên thắp hương, làm lễ bao gồm 3 loại để tượng trưng cho Thổ-Thủy-Thiên, chúng ta vẫn thường thấy bộ tam sên này hay xuất hiện trong các dịp lễ cúng thần linh. Đặc biệt tại các tỉnh ở miền Nam thì bộ tam sên này không thể thiếu trong các mâm cúng Thần Tài.

>>  Sự tích tết trung thu có những tích nào?

Bên cạnh đó, bộ tam sên trong kinh Lăng Nghiêm còn hàm chứa một ý nghĩa khác. Theo đó, Đức Phật chia chúng sanh ra làm 4 loài gồm:

  • Thai sanh
  • Thấp sanh
  • Noãn sanh
  • Hóa sanh

 “Tam sanh” nếu hiểu theo nghĩa này thì là biểu tượng cho 3 loài là thai sanh, noãn xanh và thấp xanh. Trong đó “noãn” là những loài được sinh ra từ trứng, “thai” là những loài được sinh ra nguyên con và “thấp” là những loài sinh ra trong môi trường thiên nhiên.

Ý nghĩa của Bộ Tam Sên

Bộ tam sên thường được dùng trong nhiều lễ cúng và chứa đựng nhiều ý nghĩa khác nhau. Tùy vào quan niệm và phong tục tập quán ở mỗi vùng miền mà ý nghĩa cũng của bộ tam sên sẽ được hiểu theo cách khác nhau nhưng về cơ bản thì bộ tam sên đều chứa đựng những ý nghĩa như:

Bộ tam sên cúng xong có ăn được không?
  • Mang ý nghĩa cao cả, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc việt nam
  • 3 loài tượng trưng cho Thổ-Thủy-Thiên của trời đất 
  • Thể hiện sự cung kính, thành tâm của gia chủ đối với vị thần linh.
  • Tạo được tinh thần yên tâm, vui vẻ lạc quan cho gia chủ để bắt tay vào làm một việc gì đó được thuận buồm xuôi gió, công việc hanh thông.
  • Bộ tam sên có thể bao gồm những gì?

Như đã nói ở trên bộ tam sên là một lễ vật tượng trưng cho 3 loài Thổ-Thủy-Thiên vì vậy cần chuẩn bị đầy đủ các loại sau cho bộ tam sên:

  • 1 miếng thịt ba chỉ luộc hoặc quay tượng trưng cho Thổ.
  • 1 hoặc 3 quả trứng luộc (có thể chọn trứng gà hoặc trứng vịt tùy ý) tượng trưng cho Thiên.
  • 3 con tôm luộc (hoặc cũng có thể thay thế bằng 1 con cua luộc) tượng trưng cho Thủy.
>>  Cách trang trí bàn thờ Gia Tiên ông bà tổ tiên đẹp & trang nghiêm

Bộ tam sên thường được sử dụng trong những dịp lễ cúng nào?

Bộ tam sên thường được sử dụng trong các buổi lễ cúng quan trọng như:

  • Bộ tam sên để cúng thổ địa, thần tài
  • Bộ tam sên cúng khai trương
  • Lễ cúng động thổ, nhập trạch, tạ đất
  • Cúng tam tai, giải hạn
  • Lễ cúng đầy tháng, thôi nôi…
mâm cúng khởi công sửa nhà
Mâm cúng khởi công sửa nhà

Trong những dịp lễ này ngoài bộ tam sên thì còn đi kèm các lễ vật khác như:

  • Nhang đèn, lư hương
  • Trầu cau: chuẩn bị 1 đĩa trầu cau lớn với đầy đủ lá trầu, vôi, cau
  • Thuốc lá
  • Vàng bạc giấy tiền: Số lượng giấy tiền, vàng bạc gia chủ có thể mua theo ý muốn.
  • Gà luộc: Gà trống luộc để nguyên con, kích thước to nhỏ tùy ý
  • Đầu heo hoặc heo sữa quay
  • Đồ nếp như xôi chè hoặc bánh chưng
  • Mâm ngũ quả
  • Lọ hoa tươi: Chọn mua 1 lọ hoa tươi để cúng như hoa cúc, hoa hồng, hoa dơn…

Được sử dụng trong nhiều dịp lễ trọng đại, vậy cúng tam sên xong có ăn được không?

Có rất nhiều người sẽ thắc mắc rằng liệu cúng tam sên xong có ăn được không? xử lý đồ sau khi đã cúng xong như thế nào?

Theo các chuyên gia về văn hóa và phong thủy học thì sau khi hoàn thành xong các thủ tục lễ cúng thì chúng ta hoàn toàn có thể thụ lộc bộ tam sên và sử dụng như các lễ vật khác đi kèm như hoa quả, bánh kẹo, xôi chè…

>>  Cúng khai trương trong nhà hay ngoài sân? Quay mặt hướng nào?

Khi bộ tam sên đã làm lễ xong chúng ta có thể ăn như bình thường. Hơn nữa việc ăn những lễ vật đã được cúng làm lễ còn mang một ý nghĩa là thụ lộc. Tức là hưởng trọn những thứ tinh túy nhất đã được dâng lên cúng thần linh. Với quan niệm rằng ăn đồ ăn đã được dâng lên thần linh sẽ giúp con người được may mắn, thuận lợi hơn trong cuộc sống.

Bài viết trên đã giúp các bạn trả lời được các câu hỏi, thắc mắc xoay quanh những vấn đề liên quan đến bộ tam sên, ý nghĩa của bộ tam sên là gì? Cúng tam sên xong có ăn được không? để chúng ta có những hành động chuẩn mực nhất trong mỗi dịp chuẩn bị đồ cúng lễ.

Thấy Là Thích chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói chất lượng cao

Liên hệ với Thấy Là Thích – Thấy Là Thích nơi cung cấp đồ lễ uy tín, tư vấn nhiệt tình đem lại sự hoàn hảo nhất cho khách hàng.

[ bộ tam sên | bộ tam sanh | bộ tam sên gồm những gì | lễ vật trong mâm cúng trọn gói | chú ý khi chuẩn bị bộ tam sên | bộ tam sên miền Nam | mâm cúng động thổ ]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *