Mâm cúng mụ đầy tháng dành cho bé trai bé gái miên Bắc bao gồm những phần lễ vật gì? Khi tiến hành cùng cần lưu ý những vấn đề gì? Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là các bậc cha mẹ còn trẻ tuổi.
Lễ cúng mụ đầy tháng hay còn được biết đến là lễ cúng đầy tháng, đây là một trong những nghi thức rất quan trọng của các em bé. Bởi vì đây là nghi lễ đánh dấu cho sự trưởng thành của các bé trong giai đoạn đầu đời. Cũng vì lẽ đó mà không ít các bậc cha mẹ luôn cảm thấy lo lắng, không biết nên sắm sử đồng cúng mụ đầy tháng cho bé trai bé gái như thế nào là phù hợp nhất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng nhau theo dõi bài viết hôm nay để cùng đi tìm câu trả lời nhé!
Tìm hiểu thêm:
- Mâm lễ cúng rằm Trung Thu tháng 8
- Hướng dẫn làm lồng đèn trung thu
Cần chuẩn bị những gì trong mâm cúng Mụ đầy tháng cho bé trai, bé gái miền Bắc
Việc thực hiện cúng Mụ đầy tháng cho bé là nghi lễ không thể thiếu đối với các gia đình. Khi mới chào đón thành viên mới. Để thực hiện tốt nghi lễ này bạn cần chuẩn bị đầy đủ mâm lễ theo đúng phong tục. Vậy đối với miền Bắc trong mâm cúng Mụ đầy tháng sẽ gồm có những gì?. Vì thế để giúp các bạn nắm rõ điều này cũng như phương pháp để dễ dàng có được mâm lễ hoàn thiện. Hãy cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây nhé.
MÂM CÚNG ĐẦY THÁNG THÔI NÔI
-
MÂM CÚNG CĂN CHO BÉ 12 TUỔI
-
MÂM CÚNG CĂN CHO BÉ 9 TUỔI
-
MÂM CÚNG CĂN CHO BÉ 6 TUỔI
-
MÂM CÚNG CĂN CHO BÉ 3 TUỔI
-
Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Gái1,180,000₫ – 3,590,000₫
-
Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Trai1,180,000₫ – 3,590,000₫
-
Mâm Cúng Đầy Tháng Bé Trai1,180,000₫ – 3,590,000₫
-
Mâm Cúng Đầy Tháng Bé Gái1,180,000₫ – 3,590,000₫
Sự quan trọng của nghi lễ cúng Bà Mụ đầy tháng cho bé trai bé gái
Theo quan niệm ông bà xưa thì hình hài của bé gái hay bé trai là do sự nhào nặn của các Bà Mụ. 12 Bà Mụ sẽ đảm nhiệm nặn một bộ phận trên cơ thể của em bé. Vì thế mỗi người đều có nét khác nhau chính là nhờ sự nhào nặn này.
Không chỉ thế mà ngày xưa khi y học chưa phát triển; những đứa trẻ sinh ra đều có sức đề kháng kém dễ bị tử vong. Chỉ cần bị cảm cúm hay ho thông thường thì cũng có thể bị chết yểu. Chính vì thế giai đoạn 4 tuần đầu tiên khi em bé mới chào đời luôn là thời gian khó khăn nhất của mỗi người.
Vì thế việc tổ chức lễ cúng 12 Bà Mụ đầy tháng chính là lúc gia đình gửi lời cảm tạ; biết ơn đến sự nhào nặn của các bè cho em bé một hình hài khỏe mạnh. Cùng với đó là sự cảm tạ các Bà Mụ đã bảo vệ che chở cho mẹ tròn con vuông. Và em bé được khỏe mạnh trải qua 4 tuần đầu. Đầy tháng là cột mốc quan trọng đánh dấu sự trải qua thời gian khó khăn, rủi ro đầu đời. Cũng qua đây gia đình sẽ xin các Bà Mụ, Thần Linh, ông bà tổ tiên phù hộ cho em bé được phát triển khỏe mạnh.
Cũng theo quan niệm dân gian cuộc đời, sự phát triển của các bé đều liên quan đến 12 Bà Mụ. Do đó để được các Bà che chở, dạy dỗ em bé từ những ngày đầu tiên. Vậy nên gia đình, bố mẹ cần phải thực hiện tốt các nghi thức cúng Bà Mụ. Ngoài việc thực hiện cúng Bà Mụ ngày đầy tháng thì nghi thức cúng Bà còn được diễn ra vào các ngày như: thôi nôi, đầy cữ hay cúng căn cho bé….
Mâm cúng 12 Bà Mụ đầy tháng cho bé trai, bé gái tục miền Bắc cần những gì?
Mâm cúng đầy tháng giữa bé trai/ bé gái luôn có nét tương đồng; và những đặc điểm riêng liên quan đến giới tính của bé. Vì thế lễ vật cần chuẩn bị cho mâm cúng đầy tháng bé trai bé gái cũng khác nhau. Do đó để chuẩn bị tốt mâm cúng Bà Mụ đầy tháng cho bé trai miền Bắc; bạn nên lưu ý các lễ vật cần chuẩn bị như sau:
- Một đĩa ngũ quả
- 1 lọ hoa tươi
- Nhang
- Đèn cầy
- Gạo, muối
- 1 dĩa bánh kẹo
- Giấy tiền vàng mã để cúng đầy tháng
- Trà, nước và rượu
- Trầu têm sẵn
- 12 chén chè đậu trắng hoặc chè đậu đỏ
- 12 đĩa xôi gấc hoặc xôi đậu xanh
- 12 chén cháo trắng
- 1 con gà trống luộc nguyên con
- Heo quay
- 12 cái chén, thìa, đũa
Sự khác biệt giữa mâm cúng Bà Mụ ở bé trai và bé gái theo tục miền Bắc
Về cơ bản thì các phần lễ vật trong mâm cúng thôi nôi của bé trai và bé gái đa phần có sự tương đồng với nhau. Tuy nhiên, trong đó vẫn có một số lễ vật lại có sự khác biệt trong quá trình chuẩn bị mâm cúng cho các bé gái và bé trai. Cụ thể là:
Sự khác biệt về phần chè cúng
Khi nhắc đến chè cúng thì tin chắc là rất nhiều người không còn quá xa lạ nữa, đây được xem là một trong những phần lễ vật không thể thiếu trong những mâm cúng của người dân Việt Nam. Theo phong tục của người dân ta thì có rất nhiều loại chè được sử dụng để cúng bái, tuy nhiên trong số đó chỉ có 2 loại là thường được sử dụng trong mâm cúng thôi nôi cho các bé. Đó là sử dụng chè đậu trắng cúng cho bé trai và chè trôi nước khi cúng cho bé gái. Bạn có thắc mắc vì sao có sự khác biệt này không? Tất cả xuất phát từ quan niệm và mong muốn của ông bà ta đối với bé trai và bé gái khác nhau.
Sử dụng chè trôi nước trong mâm cúng thôi nôi cho bé gái là xuất phát từ mong muốn sự trôi chảy, hanh thông trong tình duyên dành cho các bé gái. Những viên chè trôi nước là thể hiện tình yêu thương, sự mong mỏi bé gái sẽ tìm được một đấng “lang quân” phù hợp trong tương lai.
Việc cúng chè trôi nước trong mâm cúng Bà Mụ của bé gái mang ý nghĩa sau này cuộc đời bé gái sẽ luôn được êm đềm, bình an, trôi chảy. Công việc và cuộc sống sau này của các bé đều nhẹ nhàng, dễ dàng, không vất vả. Đặc biệt nhất chè trôi nước còn mang đến ý nghĩa mong cầu đường tình duyên sau này của em bé được trôi chảy, suôn sẻ, tìm được đấng lang quân như ý.
Còn đối với các bé trai việc sử dụng chè đậu trắng cũng là có một hàm ý và mong muốn riêng. Đối với một người con trai thì theo quan niệm của ông bà ta luôn đề cao sự đỗ đạt, thành công trong con đường học vấn. Và việc cúng chè đậu trắng hàm ý như một lời cầu chúc cho con đường công danh, sự nghiệp của đứa bé được rộng mở, thành đạt hơn người khác trong tương lai.
Dùng chè đậu trắng hay đậu đỏ trong mâm cúng đầy tháng bé trai là để cầu mong cho bé sau này sẽ luôn đỗ đạt ở các kỳ thi. Cùng với đó con đường công danh của con trẻ sẽ luôn rộng mở. Đặc biệt “trắng” trong đậu trắng còn mang ý nghĩa thuần khiết, trong sáng để với ý nghĩa rằng đứa bé trai sẽ luôn được giữ cho mình được sự trung thực, trượng nghĩa, cứng rắn của một đấng nam nhi. Từ “đỏ” trong chè đậu đỏ mang ý nghĩa về sự may mắn trong cuộc sống. Với ý nghĩa cầu mong cho đứa bé tránh được khó khăn. Thay vào đó sẽ luôn gặp may mắn, thuận buồm xuôi gió trong mọi việc sau này.
Cũng vì những lý do, sự mong muốn này mà chè trôi nước và chè đậu trắng là 2 món chè được sử dụng nhiều nhất trong các lễ cúng thôi nôi. Thông qua 2 món ăn xem chửng như đơn giản này nhưng lại chứa đựng tình yêu to lớn, sự mong muốn cháy bỏng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với con/cháu của mình trong những năm tháng sau này.
Sự khác biệt trong phần giấy cúng
Bên cạnh sự khác nhau về chè cúng thì bộ đồ giấy cúng cũng thể hiện sự khác biệt này. Thông thường thì bộ đồ giấy cúng thôi nôi cần chuẩn bị sẽ bao gồm 2 phần đó là phần giấy, tiền để cúng và bộ hình thế dành cho bé.
Về phần giấy, tiền cúng thì không có sự khác biệt trong mâm cúng thôi nôi dành cho bé trai, gái. Còn về phần hình người thế thì đối với mâm cúng cho các bé trai sẽ dùng người thế là nam. Còn trong mâm cúng dành cho các bé gái thì người thế được sử dụng sẽ là nữ.
Theo quan niệm của ông bà xưa ta để lại thì hình nhân người thế này được xem là những vật thế mạng, gánh những vận xui xẻo của đứa bé. Chính vì thế mà khi cúng thôi nôi người ta thường đốt thêm những hình người thế này với ngụ ý đứa trẻ sẽ tránh được sự xui xẻo, không may mắn trong tương lai.
Tìm hiểu về những nghi lễ cúng 12 Bà Mụ được tổ chức theo phong tục Việt Nam
Lễ cúng Mụ đầy tháng
Một trong những nghi thức cúng Bà Mụ thường được chú trọng nhất là lễ cúng đầy tháng. Lễ cúng này được xem như là lời báo cáo với các vị Thần Linh, ông bà tổ tiên; thiên địa trời đất về sự có mặt của đứa bé trong nhà. Đồng thời gia đình sẽ gửi lời cảm tạ đến các bậc thần linh. Đặc biệt là Bà Mụ đã có công nhào nặn ra đứa bé. Bà Mụ sẽ cùng Đức Ông che chở cho mẹ tròn con vuông. Cùng với đó là bảo vệ, dạy dỗ cho em bé từ những ngày đầu.
Bên cạnh đó, lễ cúng đầy tháng cũng là dịp để gia đình cầu nguyện phước lành, may mắn và sự bình an, phát triển khỏe mạnh cho bé. Đặc biệt đầy tháng cũng chính là nghi lễ mà gia đình sẽ lựa chọn tên để đặt cho bé. Đây là điều rất quan trọng vì cái tên này sẽ gắn bó suốt đời với mỗi người.
Lễ cúng Mụ đầy cữ
Thông thường theo quan niệm dân gian sau khi sinh 7 ngày (đối với bé trai) và 9 ngày (đối với bé gái). Các gia đình sẽ tổ chức nghi lễ cúng đầy cữ. Đây cũng là lúc gia đình gửi lời cảm tạ Bà Mụ đã giúp bé được sinh khỏe. Đồng thời nghi lễ cũng là lúc để gia đình xin các Bà Mụ sẽ dạy cho bé biết cười, bò, đi, nói…. Và đây cũng chính là một trong những nghi lễ quan trọng. Nó thể hiện nét độc đáo trong văn hóa của Việt Nam.
Lễ cúng Mụ thôi nôi (cúng Mụ đầy năm)
Ngoài cúng đầy cữ, đầy tháng thì nghi thức cúng thôi nôi cũng là một trong những nghi lễ cúng Bà Mụ được mọi người chú trọng. Lễ cúng thôi nôi được tổ chức khi bé tròn 1 tuổi. Đây là lúc đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của bé về sau. Nghi lễ này mang đến nhiều ý nghĩa sâu sắc về mặt tâm linh; cũng như đem đến những nét đẹp truyền thống của người Việt.
Ngoài ra sau khi thực hiện nghi lễ cúng thôi nôi các bé sẽ bốc đồ mà mình thích. Đặc biệt theo quan niệm dân gian các món đồ này sẽ liên quan, gắn liền với công việc trong tương lai của bé. Đây chính là cái duyên đầu đời của bé đối với các nghề nghiệp trong tương lai. Những món đồ này sẽ được gia đình chuẩn bị theo đúng quan niệm, ý nghĩa dân gian như: sách, vở, bút, máy tính, đồ chơi làm bác sĩ…..Mỗi một món đồ vật sẽ liên quan đến ngành nghề trong tương lai và tính cách của bé. Các món đồ này còn được chuẩn bị liên quan đến giới tính của bé như: trai sẽ có thêm trái bóng….còn bé gái có thêm gương, lược….
Hướng dẫn cúng 12 Bà Mụ trong nghi lễ đầy tháng cho bé trai miền Bắc, bé gái miền Bắc
Hầu như 3 miền Bắc-Trung-Nam đều sẽ thực hiện nghi lễ cúng đầy tháng cho bé trai giống nhau. Tuy nhiên mỗi vùng miền sẽ có nét đặc trưng riêng trong văn hóa cúng kính, và miền bắc sẽ thực hiện nghi thức cúng đầy tháng với các bước:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ lễ vật cúng Bà Mụ vào ngày đầy tháng theo đúng phong tục, quan niệm người miền Bắc.
- Bước 2: Bày biện các lễ vật hợp lý, đẹp mắt thể hiện lòng thành kính của mình.
- Bước 3: Người đại diện gia đình (ông bà cha mẹ) sẽ ăn mặc lịch sự, trang trọng tiến hành thắp hương và đọc văn khấn cúng đầy tháng cho bé. Đại diện gia đình sẽ đọc những lời cảm tạ, sự cầu mong theo ý muốn của gia đình.
- Bước 4: Khi đọc xong các văn khấn, sự cầu xin gia đình sẽ bồng em bé đến trước mâm lễ và tiến hành xin tên cho bé. Với hình thức xin keo gia đình sẽ biết được các vị Thần Linh, ông bà tổ tiên cho bé tên gì và đặt theo tên đó.
- Bước 5: Khi nhang cháy hết 2/3 cây thì người đại diện gia đình sẽ đem vàng mã ra hóa và rải gạo muối. Hoàn thành hết tất cả các bước trên là bạn đã thực hiện xong lễ cúng Bà Mụ đầy tháng cho bé trai theo phong tục miền Bắc.
Đối với người Việt Nam mâm cúng Bà Mụ luôn được các gia đình chú trọng. Vì thế các gia đình cần phải chuẩn bị mâm lễ cúng đủ đầy, tươm tất, đúng phong tục. Thế nhưng không phải ai cũng có thời gian, kinh nghiệm để chuẩn bị, sắm sửa mâm lễ. Do đó để đạt được kết quả như ý muốn các bạn hãy đến ngay với Thấy Là Thích. Nơi mà bạn sẽ nhận được những mâm lễ cúng đủ đầy, đạt chất lượng và những dịch vụ cung ứng tốt nhất.