Cúng tất niên vào ngày nào? Cần chuẩn bị những lễ vật gì?

Lễ cúng tất niên cuối năm tại cơ quan cần phải chuẩn bị những gì?

Hàng năm, theo phong tục từ xa xưa, cứ vào dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại cùng nhau chuẩn bị lễ cúng tất niên để chào đón những giây phút thiêng liêng chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Những năm gần đây, do nền kinh tế phát triển, rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp cũng muốn tổ chức lễ cúng tất niên tại cơ quan mình. Vậy mâm cúng tất niên cuối năm tại cơ quan cần phải chuẩn bị những gì? Có sự khác biệt nào với mâm cúng tại nhà hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về lễ cúng tất niên tại cơ quan trong bài viết dưới đây.

mâm cúng tất niên gồm những gì
mâm cúng tất niên gồm những gì

Ý nghĩa của lễ cúng tất niên cuối năm

Cúng tất niên là một nét văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Tất niên được sử dụng theo tiếng Hán Việt có nghĩa là kết thúc năm cũ. Bởi vậy, trong khuôn khổ gia đình, ý nghĩa của mâm cúng tất niên đó là sự cảm ơn đất trời, thần linh, ông bà tiên tổ đã phù hộ cho tất cả mọi người một năm mạnh khỏe bình an, làm ăn tấn tới phát đạt, đồng thời cũng là lời mời của con cháu đối với ông bà tổ tiên để về ăn Tết chung vui cùng gia đình. Đây là dịp để mọi thành viên cùng nhau quây quần lại sau một năm dài xa xứ bươn chải kiếm sống, cùng nhau ôn lại mọi kỷ niệm trong năm đã qua và cầu chúc những điều tốt đẹp trong năm mới. 

>>  Cách trang trí bàn thờ Gia Tiên ông bà tổ tiên đẹp & trang nghiêm
mâm cúng tất niên gồm những gì
mâm cúng tất niên gồm những gì

Còn đối với trong các doanh nghiệp, đơn vị (thường không bày trí bàn thờ rộng rãi) thì lễ cúng tất niên là thể hiện lời cảm ơn của chủ doanh nghiệp, các phòng ban cùng toàn thể nhân viên đến với các thần linh như thần tài, thổ địa đã phù hộ, che chở cho doanh nghiệp một năm làm ăn thuận lợi, phát đạt. Công việc kinh doanh không chỉ phụ thuộc vào con người, hoàn cảnh thị trường mà còn phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố may mắn.

lễ vật cúng tất niên cuối năm
lễ vật cúng tất niên cuối năm

Bởi thế, theo quan niệm của nhiều người, nếu một năm đã qua luôn thành công tốt đẹp thì đã có sự phù hộ rất lớn của các đấng thần linh. Đây cũng sẽ là dịp để mọi người cùng nhau quây quần lại trong mâm cơm tất niên công ty, cùng nhau giải tỏa mọi căng thẳng mệt mỏi trong công việc của cả một năm đã qua và hướng đến những điều tốt đẹp trong năm mới. Không những thế, đối với nhiều đơn vị doanh nghiệp, lễ cúng tất niên còn là thời điểm để khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Vì vậy, hầu hết những người đi làm trong các công ty đơn vị thường rất mong chờ lễ cúng này. 

Cúng tất niên tại cơ quan nên thực hiện vào ngày nào, giờ nào?

Theo thông lệ, lễ cúng tất niên thuộc được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm cũ tức là ngày 29.12 âm lịch đối với tháng thiếu hoặc ngày 30.12 âm lịch đối với tháng đủ. Bởi theo quan niệm tâm linh, đó sẽ là thời điểm chuyển giao đất trời năm cũ sẽ khép lại và chuẩn bị đón năm mới sang. Tuy nhiên, thông thường vào thời điểm trên, mọi thành viên trong công ty sẽ đều tổ chức lễ cúng tất niên tại nhà để cùng nhau quây quần, đoàn tụ trong mâm cơm gia đình vào ngày Tết. Bởi thế, lễ cúng tất niên cuối năm tại cơ quan sẽ được sắp xếp và tổ chức sao cho phù hợp với lịch trình của các thành viên. Thông thường sẽ diễn ra vào khoảng từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 12 âm lịch. 

>>  Cúng cô hồn xong có ăn được không? Cách cúng cô hồn đúng chuẩn tránh rước vong vào nhà

Về giờ tổ chức lễ cúng, cúng tất niên tại cơ quan có thể được tổ chức vào bất kỳ giờ nào trong ngày, miễn sao vào khoảng thời gian đó hầu hết các thành viên công ty đều có mặt. Bởi thế, lễ cúng tất niên tại cơ quan thường được thực hiện vào trong giờ hành chính, khoảng từ 10-12h hoặc tùy theo giờ giấc mà thầy phong thủy đã lựa chọn để phù hợp với chủ doanh nghiệp.

xem ngày tốt để cúng động thổ khởi công
xem ngày tốt để cúng tất niên tại cơ quan

Lễ vật cúng tất niên tại cơ quan cần phải chuẩn bị những gì?

Tuy không bày trí bàn thờ rộng rãi, khang trang giống như ở nhà, tuy nhiên khi thực hiện lễ cúng tất niên tại cơ quan cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ những lễ vật cần thiết để đảm bảo cho mâm cúng tươm tất, thể hiện rõ tấm lòng thành của chủ doanh nghiệp đến với các đấng thần linh. 

lễ cúng tất niên cần những gì
lễ cúng tất niên cần những gì

Lễ vật cúng tất niên bao gồm cả lễ mặn và lễ chay. Từng vùng miền khác nhau, tùy theo văn hóa từng doanh nghiệp sẽ có cách chuẩn bị lễ vật khác nhau, tuy nhiên tựu chung lại cần phải có đầy đủ những lễ vật sau:

Đối với mâm cúng chay

– Mâm ngũ quả: Mỗi một vùng miền địa phương khác nhau sẽ có cách bài trí mâm ngũ quả khác nhau. Ở khu vực miền Bắc, mâm ngũ quả sẽ bao gồm chuối xanh ở dưới, một quả bưởi ở trên, trang trí thêm đào, hồng, quýt, tượng trưng cho phú quý đủ đầy. Ở khu vực miền Trung, mâm ngũ quả thường sử dụng những loại quả của địa phương vào thời điểm Tết, chẳng hạn như táo, lê, bưởi, cam, quýt,…

>>  Hướng dẫn cách cúng về nhà mới

Đối với khu vực miền Nam, ngũ quả thường gồm có mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài với mong muốn “cầu sung vừa đủ xài”. Tuy việc lựa chọn loại quả gì có thể khác nhau, nhưng tất cả đều chung một tiêu chuẩn là chọn hoa quả tươi ngon, không dập nát, có màu sắc tươi sáng để dâng lên bàn thờ. Tuyệt đối không sử dụng hoa quả nhựa để thay thế bởi đó được xem là hành động sai trái với thần linh. 

– Hương và đèn: Hương là vật kết nối tâm linh giữa cõi âm và có, đèn là sự tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng. Bởi vậy, đây là hai lễ vật không thể thiếu trong văn hóa tâm linh và xuất hiện trong mọi lễ cúng của người Việt.

– Hoa tươi: đơn vị cần phải chuẩn bị một bình hoa tươi với màu sắc bắt mắt và ý nghĩa may mắn, chẳng hạn như hoa cát tường, hoa đồng tiền,…Có thể lựa chọn chọn hoa đào hoặc hoa mai để gia tăng thêm không khí Tết

  • Trầu cau
  • Vàng mã
  • Bánh kẹo
  • Muối gạo
  • Rượu trắng, nước lọc

Đối với mâm cúng mặn

Đối với mâm cúng mặn, đơn vị có thể chuẩn bị các món ăn tùy theo phong tục văn hóa của địa phương. Giả sử, đối với người dân miền Bắc, có thể chuẩn bị một con gà luộc, một đĩa rau xào, một đĩa giò lụa, một bát canh măng mọc, một đĩa thịt xào. Dân miền Trung có thể chuẩn bị nộm gà, các món xào, nem rán, canh măng khô ninh. Còn đối với người dân miền Nam, mâm cúng mặn có thể gồm một đĩa heo quay, một đĩa thịt kho tàu, một bát canh khổ qua nhồi thịt, thịt xào, rau xào,…

Dịch vụ Cung Cấp Mâm Cúng Trọn Gói
Dịch vụ Cung Cấp Mâm Cúng Trọn Gói

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *