Cúng Ông Địa Thần Tài là truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, cách cúng Ông Địa Thần Tài mới thỉnh sao cho đúng vẫn chưa có nhiều người biết.
Có thể nói, cách thức thỉnh và cúng Ông Địa Thần Tài vô cùng quan trọng. Bởi việc ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh, buôn bán và cuộc sống của gia chủ về sau. Nếu có sự thành tâm và chu đáo trong cách chuẩn bị lễ vật, gia chủ sẽ được phù hộ. Vậy cách cúng thỉnh cho Ông Địa Thần Tài như thế nào? Thấy Là Thích sẽ hướng dẫn các bạn qua bài viết sau.
Tìm hiểu thêm:
- Tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé bên nội hay bên ngoại là phù hợp nhất?
- Lễ cúng hết cữ 3 tháng 10 ngày là gì và cách chuẩn bị lễ vật
MÂM CÚNG THẦN TÀI THỔ ĐỊA
-
Mâm Cúng Khai Trương Công Ty Đầu Năm
-
Mâm Cúng Khai Trương Tiệm Nail – Tóc
-
Mâm Cúng Khai Trương Shop Quần Áo
-
Mâm Cúng Khai Trương1,590,000₫ – 3,885,000₫
-
Mâm Cúng Thần Tài798,000₫
Ông Địa Thần Tài có ý nghĩa thế nào với đời sống tâm linh người Việt?
Theo quan niệm tâm linh, Ông Địa là vị thần có nhiệm vụ cai quản vùng đất nào đó và có quyền hạn quyết định may rủi trong gia đình. Còn Thần Tài là nhân vật có khả năng kêu gọi tài lộc may mắn cho gia đình.
Chính vì vậy, 2 vị thần này được xem là những nhân vật quan trọng không thể thiếu với mỗi gia đình, nhất là những nhà làm nghề kinh doanh cùng ước vọng mang đến phước lành, thịnh vượng và may mắn cho cả nhà.
Giới thiệu cách thỉnh Ông Địa Thần Tài về nhà mới
Thực tế, cách thức thỉnh Ông Địa Thần Tài không khó nhưng gia chủ cần thực hiện đầy đủ các bước và phải thật thành tâm. Cụ thể các bước như sau:
Chọn tượng Ông Địa Thần Tài
Gia chủ nên xem xét kỹ, tượng phải thể hiện được thần thái vui tươi, nụ cười hiền hậu và đôi mắt tinh tường, màu da hồng hào, tràn đầy phúc khí. Đặc biệt, cần đảm bảo không có vết nứt nào trên các vị thần.
Gửi tượng lên chùa để khai quang điểm nhãn
Sau khi mua tượng Ông Địa Thần Tài, gia chủ sẽ gửi tượng lên chùa để nhờ các sư đọc “Chú nguyện nhập thần” và chọn ngày tốt để thỉnh về nhà.
Chọn ngày tốt để thỉnh Ông Địa Thần Tài
Để thỉnh Ông Địa Thần Tài, gia chủ nên chọn những ngày đẹp như sau: Tốc Hỷ, Đại An, Tiểu Cát. Đây đều là những ngày tốt và có ý nghĩa riêng, các gia chủ lưu ý không nên thỉnh Ông Địa Thần Tài trong các tháng cô hồn. Những ngày đẹp trên đều có những ý nghĩa khác nhau, cụ thể như:
- Tiểu Cát: Mọi việc đều ổn, thỉnh các ông về bình an và thuận lợi
- Tốc Hỷ: Gia chủ mua may bán đắt, kinh doanh phát tài
- Đại An: Gia đạo yên ấm, kinh doanh thuận lợi
Chọn vị trí đặt bàn thờ
Vị trí lựa chọn bàn thờ cần đảm bảo hướng về phía cửa chính để dễ gọi khách và phù hợp với Ngũ hành, phong thủy của ngôi nhà. Chính vì vậy, theo ý kiến của các nhà phong thủy học, có 2 cung mà gia chủ có thể tham khảo để đặt bàn thờ là cung Thiên Lộc cầu may mắn và cung Quý Nhân để cầu bình.
Để biết được hướng của 2 cung này, gia chủ nên tham khảo sách phong thủy và dùng la bàn. Ngoài ra còn có thể nhờ thầy phong thủy xem giúp để biết cách đặt bàn thờ sao cho chính xác.
Rửa tượng Ông Địa Thần Tài
Sau khi thực hiện các bước rước Ông Địa Thần Tài về nhà, gia chủ cần rửa tượng bằng rượu hoặc nước lá bưởi trước khi mang lên bàn thờ. Gia chủ cần lưu ý trước khi đặt tượng lên bàn thờ cần kiểm tra vệ sinh sạch sẽ bàn thờ, không được để vết dơ nào.
Bày trí bàn thờ
Đây là nguyên tắc rất quan trọng sẽ ảnh hưởng tới vận khí và tài lộc trong gia đình bạn. Nhiều gia đình đã biết cách thỉnh ông Địa Thần Tài như thế nào nhưng lại không biết cách bày trí hoặc sắp xếp lộn xộn không đúng phong thủy. Trên thực tế, điều này không đúng và còn ảnh hưởng nhiều đến vượng khí trong gia đình. Chính vì vậy, để đảm bảo cuộc sống thịnh vượng, nhiều may mắn, phát tài phát lộc, gia chủ cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Sau lưng bàn thờ Thần Tài phải đảm bảo là vách tường kiên cố và không có cửa sổ, vết nứt hay đục lỗ trên tường vì chúng sẽ làm vận khí nhà bạn thoát ra mà không tụ lại được.
- Từ ngoài nhìn vào, ông Địa sẽ nằm bên phải, Thần Tài nằm bên trái. Giữa 2 ông là 1 hũ muối, gạo và cốc nước đầy, tất cả sẽ giữ đến cuối năm mới thay 1 lần.
- Chính giữa bàn thờ là bát hương. Lưu ý, khi lau chùi bàn thờ không được di chuyển bát hương và tượng thờ 2 ông.
- Dựa vào nguyên tắc Đông bình Tây quả, gia chủ sẽ đặt bình hoa bên phải và mâm trái cây bên trái theo hướng nhìn vào bàn thờ. Phía trước bàn thờ là 5 ly nước nhỏ xếp thành hình vòng cung hoặc chữ thập tượng trưng cho Ngũ hành.
Mâm lễ vật cúng Ông Địa Thần Tài mới thỉnh
Sắm lễ vật cúng Ông Địa Thần Tài phải thật thành tâm mới có kết quả tốt. Thông thường mọi người sẽ dùng lễ mặn để cúng các vị thần. Tuy nhiên, riêng Ông Địa Thần Tài thì cúng chay hay mặn đều được. Lễ vật sẽ có các món như sau:
- 1 bộ tam sên
- Bánh tét
- Hoa cúng
- Mâm ngũ quả
- Thuốc
- Gạo, muối
- Vàng mã
Đối với ngày mùng 10 âm lịch chính là ngày vía Thần Tài, người ta thường cúng thêm cá lóc nướng. Còn những ngày thường chỉ cần cúng đơn giản với các món đã liệt kê ở trên là được.
Chọn giờ đẹp để cúng thỉnh Ông Địa Thần Tài
Ngoài việc chọn ngày tốt, giờ tốt để cúng Ông Địa Thần Tài cũng vô cùng quan trọng. Các gia đình có thể chọn những khung giờ Đại An (5 – 7h, 17 – 19h) và Tốc Hỷ (9 – 11h, 21 – 23h). Vào các giờ này sẽ gặp nhiều điềm lành và niềm vui đến. Nhưng cần chú ý chọn cúng buổi sáng sẽ buổi chiều.
Lưu ý về cách thờ cúng Ông Địa Thần Tài
- Lúc sắp đồ nên đặt mâm cúng trong nhà đồng thời đồ lễ cũng không quá phức tạp nhằm tránh lãng phí. Chỉ cần nước sạch và hoa tươi là được.
- Vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch và các ngày 13 âm lịch hàng tháng. Khi tiến hành lau chùi bàn thờ, cần sử dụng bằng rượu pha nước hoặc hoa bưởi.
- Thông thường, người ta sẽ thắp nhang và khấn vái vào các buổi sáng trước khi mở cửa hàng. Tuy nhiên, cũng có nhiều nơi chọn thắp nhang vào buổi tối.
- Nên rửa sạch chén nước đặt trước bàn thờ Ông Địa Thần Tài
- Không nên dùng hoa giả hoặc hoa héo để chưng trên bàn thờ
- Trái cây dùng để cúng nên chọn loại quả tươi không bị dập héo, cũng như không nên sử dụng trái cây nhựa
- Không để vật nuôi hoặc côn trùng quấy phá bàn thờ
- Sau khi đọc văn khấn lập bàn thờ Ông Địa Thần Tài, các gia đình nên liên tục thắp nhang trong vòng 100 ngày. Lưu ý không để đèn trên bàn thờ bị tắt vì ánh sáng sẽ là cách giúp các vị Thần biết đường xuống trần gian.
Vì sao người dân thường để tỏi lên bàn thờ Ông Địa Thần Tài?
Ngoài những lễ vật thông thường như trái cây hoặc các loại bánh kẹo, nhiều gia đình cũng thường đặt tỏi lên bàn thờ Ông Địa Thần Tài. Mục đích cho việc này là để cầu mong sự may mắn, dồi dào về tiền bạc.
Bên cạnh đó, theo tín ngưỡng dân gian, tỏi cũng có tác dụng trừ tà ma vô cùng hiệu quả. Nói cách khác, tỏi chính là phương tiện để Ông Địa Thần Tài bài trừ những thế lực xấu, vừa ám hộ thần vừa tăng tiến tài lộc cho gia chủ.
Cúng tỏi trên bàn thờ Ông Địa Thần Tài với số lượng bao nhiêu?
Tùy theo từng địa phương mà việc cúng tỏi Ông Địa Thần Tài cũng có số lượng riêng biệt. Nhưng nhìn chung, theo quan niệm của ông bà xưa, tốt nhất nên đặt 5 củ tỏi tươi còn nguyên, đẹp mắt lên bàn thờ.
Ý nghĩa của việc thờ cúng Ông Địa Thần Tài
Thờ cúng Ông Địa Thần Tài từ xa xưa đã là phong tục truyền thống có ý nghĩa về mặt văn hóa cũng như đời sống tinh thần của người Việt.
Về văn hóa
Ở từng vùng đất, quốc gia đều có những nét văn hóa riêng. Tục thờ cúng thần linh thể hiện những quan niệm, tín ngưỡng của người phương Đông về thế giới tâm linh. Từ những vị thần trên cao cho đến những vị thần cai quản đất đai, tiền tài.
Về ý nghĩa đời sống
Cứ vào ngày vía Thần Tài, con người sẽ gửi gắm những lời bình an, cầu vận may, tài lộc của gia đình mình thông qua bài văn khấn Ông Địa Thần Tài. Việc thờ cúng là đức tin giúp con người an tâm sinh sống và lập nghiệp. Không phải là hình thức mê tín dị đoan như nhiều người vẫn thường lầm tưởng.
Văn hóa đặt mâm cúng chuẩn bị trước hình thành từ khi nào?
Nhiều người thường quan niệm rằng, việc chuẩn bị mâm cúng nên do người trong nhà tự tay thực hiện, vì như vậy mới thể hiện được lòng thành đối với các vị thần. Tuy nhiên, với những người không có quá nhiều thời gian để chuẩn bị mâm cúng. Họ buộc lòng phải nhờ sự giúp đỡ từ các đơn vị chuẩn bị mâm cúng để nghi lễ cúng Ông Địa Thần Tài được đủ đầy và trọn vẹn nhất có thể.
Điểm cộng của những dịch vụ này là cung cấp mâm cúng với những món lễ vật chất lượng để dâng lên các vị thần. Nhờ đó mà các gia đình có thể thực hiện lễ cúng mà không cần tốn quá nhiều thời gian và công sức cho công đoạn nấu nướng, chế biến lễ vật.
Đặt mâm lễ vật cho ngày cúng thỉnh Ông Địa Thần Tài ở đâu?
Một trong những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ đặt mâm cúng chuẩn bị trước chất lượng nhất hiện nay, chính là Thấy Là Thích. Tự hào là nơi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp lễ vật, Thấy Là Thích cam kết luôn mang đến cho quý khách hàng mâm cỗ chất lượng với giá thành “vừa tầm vừa túi” với nhiều gia đình nhất.
Bên cạnh đó, với những mâm lễ vật được đặt với số lượng nhiều. Thấy Là Thích sẽ dành nhiều ưu đãi hấp dẫn đến quý khách hàng đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi.
Đi cùng việc thực hiện đúng các nghi lễ sẽ khiến các vị thần linh phù hộ cho gia đình, cúng Ông Địa Thần Tài cũng được xem là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Do đó, các gia đình có thờ 2 vị thần này nên chú trọng đến việc bày trí bàn thờ cũng như chuẩn bị lễ vật cho thịnh soạn.
Với những ai có nhu cầu đặt mâm cúng, đừng ngần ngại liên hệ với Thấy Là Thích – Thấy Là Thích qua số hotline. Đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi đã sẵn sàng để tư vấn cho các bạn những gói dịch vụ đúng với nhu cầu nhất.