Các loại trái cây nên chọn để bày mâm ngũ quả cúng phá dỡ nhà cũ

Việc cúng phá dỡ nhà cũ là một nghi thức tâm linh quan trọng. Chính vì vậy mà bạn cần phải chuẩn bị chu đáo. Vậy mâm ngũ quả và nghi thức cúng phá dỡ nhà cũ ra sao? Mời bạn đọc cùng tìm câu trả lời ở trong bài viết dưới đây. 

Mâm ngũ quả cúng phá dở nhà cũ

Tìm hiểu thêm:

  • Mâm lễ cúng nhập trạch nhà chung cư gồm những gì?
  • Mâm cúng khai trương spa cần gì?

Tại sao người Việt rất coi trọng việc cúng động thổ phá dỡ nhà cũ (triệt hạ nhà) 

Việc cúng tháo dỡ nhà cũ cũng được coi như là một nghi thức động thổ (triệt hạ nhà). Vì quan niệm ở đâu cũng có thần linh” đất có thổ công, sông thì có hà bá”. Thổ công cai quản đất đai nên khi con người muốn làm bất cứ điều gì trên mảnh đất ấy cũng cần thông báo tới thần linh và cần có sự cho phép từ họ. Ngày cúng động thổ phá dỡ nhà cũ là ngày mà được rất nhiều người xem trọng. Các nghi lễ cúng sẽ giúp họ yên tâm hơn khi nhận được sự phù hộ và đồng ý của thần linh; để mọi chuyện diễn ra suôn sẻ. Họ tin rằng điều này sẽ mang đến sự tốt lành, hanh thông trong mọi việc và gặp nhiều may mắn.  

Mâm ngũ quả cúng phá dỡ nhà đầy đủ và chuẩn nhất
Mâm ngũ quả cúng phá dỡ nhà đầy đủ và chuẩn nhất

Những vấn đề cần phải lưu ý khi làm lễ cúng động thổ phá dỡ nhà cũ

Với niềm tin mong muốn việc dỡ nhà, phá bỏ công trình cũ được diễn ra thuận lợi thì bạn chắc chắn cần phải lưu ý tới những vấn đề dưới đây. 

Xem tuổi, chọn ngày giờ tiến hành động thổ phá dỡ nhà cũ

Người ta có câu thiên thời địa lợi nhân hòa và các hoạt động cúng kiến đều dựa trên quan niệm này. Hầu hết tất cả các dịp lễ cúng quan trọng như khai trương, nhập trạch,.. đều phải coi ngày, việc coi ngày giờ lại càng quan trọng hơn trong các nghi thức cúng động thổ, đụng tới đất đai. Chính vì vậy, việc đầu tiên mà bạn cần làm để chuẩn bị cho ngày dỡ nhà đó là phải lựa được ngày lành tháng tốt, giờ cúng phải đẹp và hợp tuổi. Việc này sẽ giúp gia chủ gặp may mắn, bình an và suôn sẻ, bên cạnh đó là tránh được sự xung khắc mà gặp tai ương, xui xẻo.

>>  Mâm cúng tết trung thu cần chuẩn bị những gì – lễ vật cúng chuẩn tập tục

Bạn nên chọn gặp những vị chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức về vấn đề này, họ sẽ chọn giúp bạn ngày hợp tuổi, tránh những ngày xấu và tương khắc. Ngoài ra, việc động thổ dỡ nhà cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố năm, có trường hợp năm nay, năm sau sẽ không hợp tuổi với bạn và bạn không thể tiến hành động thổ thì nên nán lại, đợi đến khi gặp năm tốt, hợp tuổi rồi hẵng tiến hành động thổ dỡ nhà để tránh gặp phải tai ương.  

xem ngày tốt để cúng động thổ khởi công
xem ngày tốt để cúng động thổ khởi công

Chọn hướng hợp phong thủy để làm lễ cúng động thổ phá dỡ nhà cũ

Hướng làm lễ động thổ dỡ nhà cũng rất quan trọng, việc chọn hướng sẽ giúp cho mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, gia đạo bình an và gặp nhiều may mắn. Chọn phải hướng xấu không hợp tuổi thì rất có khi sẽ khiến mọi chuyện trở nên khó khăn, ách tắc hơn. Bạn có thể tham khảo các hướng tốt như là hướng phục vị, phúc đức, sinh khí hay hướng thiên y. Và nên tuyệt đối tránh các hướng như lục sát, tuyệt mệnh, ngũ quỷ,…  

Mâm cúng phá dỡ nhà cũ (triệt hạ nhà) ở mỗi vùng miền có gì khác nhau?

Theo phong tục tâm linh ở mỗi vùng miền thì việc chuẩn bị mâm cỗ cúng bao gồm các lễ vật chắc chắn sẽ có sự khác biệt. Chính vì vậy mà bạn hãy cùng tham khảo những điểm tương đồng và đặc trưng của 3 miền bắc trung nam nhé. 

Mâm cúng động thổ phá dỡ nhà cũ (triệt hạ nhà) ở miền Bắc có những lễ vật gì

Theo phong tục tín ngưỡng của người miền bắc thì hầu hết mâm cỗ cúng đều chuẩn bị theo cách rất trang trọng, bao gồm có ba yếu tố đó là mâm lễ mặn, mâm ngũ quả và các lễ vật phụ. 

  • Một con gà trống luộc (người miền bắc không cúng vịt hoặc gà mái)
  • Một con heo sữa quay 
  • Một đĩa xôi lớn thường là xôi đậu xanh hoặc có thể là xôi gấc
  • Mâm ngũ quả thường có 5 loại là chuối bưởi hồng táo lê nho,… 
  • Bánh oản (loại bánh đặc trưng hay xuất hiện trong mâm cúng của người miền bắc) 
  • Một bình hoa tươi 
  • Gạo, muối, trà, rượu, giấy tiền, trầu cau,…
Bộ tam sên trên mâm cúng động thổ

Mâm cúng động thổ phá dỡ nhà cũ (triệt hạ nhà) ở miền Nam có những lễ vật gì?

  • Về lễ mặn thì người miền nam sẽ chuẩn bị một con gà luộc (có thể bằng vịt); một con heo sữa quay; Một đĩa xôi (thường là xôi gấc); chè; bánh chưng hoặc bánh tét; Một bộ tam sên gồm có 3 hoặc 5 tôm luộc hay cua luộc (không được gãy càng), một miếng thịt heo luộc, 3 hoặc 5 quả trứng vịt luộc. Bộ tam sên này thường chỉ có ở miền nam, miền trung và bắc không có. 
  • Về mâm ngũ quả thì người miền nam sẽ chọn 5 loại quả đặc trưng là mãng cầu, sung, xoài, đu đủ và dừa để cúng. 
  • Trầu cau (5 quả cau và 5 lá trầu, quả không được xước xát, héo úa, têm cánh phượng)
  • Thuốc lá; rượu, trà, nước; gạo và muối (để rải sau khi đã cúng xong); tiền vàng;
  • Một bình hoa (thường thì người miền nam chọn hoa lay ơn hoặc là hoa đồng tiền, hoa cúc) 
>>  Những điều bạn cần biết khi mua lễ vật cúng khởi công xây nhà

Cách bày trí mâm cúng phá dỡ nhà cũ (triệt hạ nhà) sẽ sắp theo quy luật đông bình tây quả; tức là phía bên phải sẽ đặt bình hoa tươi còn phía bên trái sẽ đặt mâm ngũ quả; các lễ vật còn lại cần sắp xếp đẹp mắt hợp lý là được. 

Mâm cúng động thổ phá dỡ nhà cũ (triệt hạ nhà) ở miền Trung có những lễ vật gì

Với miền trung sẽ có sự giao thoa phong tục tín ngưỡng của hai vùng miền. Chính vì vậy; phía bắc trung bộ sẽ có cách cúng động thổ dỡ nhà giống như người miền bắc. Còn với phía nam trung bộ thường sẽ theo nghi thức cúng người miền nam. 

Mâm ngũ quả cúng phá dỡ nhà cũ (triệt hạ nhà) ở ba miền có khác nhau không?

Ngoài những lễ vật cúng cơ bản; chắc chắn rằng mâm ngũ quả ở miền Bắc, miền Nam và miền Trung cũng sẽ có những điểm khác nhau nhất định. 

Mâm ngũ quả cúng phá dỡ nhà cũ

Trước tiên là đối với người dân ở miền Bắc; họ rất coi trọng ý nghĩa của 5 loại trái cây trên mâm ngũ quả; phải kể đến đó chính là Phú (tức tài lộc); Quý (tức địa vị và công danh); Thọ (tức sống lâu trăm tuổi); Khang (an khang, thịnh vượng); Ninh (tức bình an). Đây là những ước mong mà chắc hạnh ai ai cũng muốn có được. Chính vì vậy mà người ta chọn những loại trái cây mang ý nghĩa tượng trưng; để tin rằng những điều tốt đẹp có thể đến với mình. 

  • Chuối: với hình dáng giống như một bàn tay ngửa ra che chở và bảo bọc; chính vì vậy mà loại trái cây này được thể hiện cho sự sum vầy, đầm ấm và bảo bọc lẫn nhau; giúp cho gia đạo có thể để làm ăn phát đạt, con cháu sum suê. 
  • Lê: là một loại trái cây đại diện cho hành kim; đại diện cho sự phát tài phát lộc tiền bạc và của cải. 
  • Bưởi: loại trái cây này mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc, với sự đại diện cho hành thổ. Mang đến sự bình an, viên mãn và sự thịnh vượng ở trong gia đạo.
  • Táo hay quýt: là những loại trái cây có vị ngọt và mát; màu sắc bên ngoài có màu đỏ tươi tắn thể hiện sự may mắn và suôn sẻ.  
  • Nho: nho là loại trái cây được mọc thành chùm. Chính vì vậy mà nó biểu trưng cho sự sung túc, sum họp của gia đạo. Bên cạnh đó cũng thể hiện cho sự sinh sôi nảy nở và phát triển một cách thịnh vượng. 

Ở miền Nam, năm loại trái cây đặc trưng chúng ta thường thấy đó là đu đủ, dừa, trái sung, trái mãng cầu và trái xoài. Ngoài ra thì trên mâm cúng ngũ quả của người miền Nam vẫn có các loại trái cây khác ví dụ như là táo, nho, măng cụt, quýt, mận, chôm chôm,… Còn đối với người miền Trung; họ không quá khắt khe trong việc lựa chọn các loại trái cây trên mâm ngũ quả. Hầu hết sẽ là sử dụng cây nhà lá vườn, có loại trái cây nào thì sẽ cúng loại đó. Điều này là do ảnh hưởng văn hóa của hai miền nam bắc; và điều kiện tự nhiên ở miền trung khá khắc nghiệt. 

>>  Cúng đất đai mấy chén cơm? Lễ vật cúng tạ đất đai cuối năm

Một số lưu ý cho bạn khi chọn trái cây cúng mâm ngũ quả. Bạn cần chọn những loại trái cây tươi, không héo úa; có thể chọn trái cây vừa chín tới hoặc còn xanh; tránh chọn những loại quá chín hay có mùi quá nồng. Mâm ngũ quả cũng có thể được sắp xếp tùy theo ý của gia chủ; chỉ cần sắp đẹp mắt tươm tất là được. Tuy nhiên nếu như bạn muốn mâm ngũ quả chuẩn phong thủy hơn; thì có thể sắp xếp theo ngũ hành tương sinh. 

Nghi thức cúng động thổ tháo dỡ nhà được tiến hành ra sao?

Sau khi đã lựa chọn được ngày lành tháng tốt; bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng các lễ vật cúng, sắp xếp một cách đẹp mắt và đúng phong thủy. Sau đó vào đúng giờ lành sẽ tiến hành cúng, đọc văn khấn một cách chậm rãi, rõ ràng và thành tâm. Gia chủ cũng cần ăn mặc lịch sự, tươm tất và chỉnh tề. 

Tiến hành thắp nhang sau đó vái bốn phương tám hướng rồi mới quay vào mâm lễ khấn chính. Đợi khi nhang tàn sẽ đốt giấy tiền vàng bạc rải muối và gạo. Khi mà các nghi lễ cũng đã hoàn thành; thì lúc này bạn mới dùng xẻng hoặc cuốc để đào đất; đây được coi là động thổ. Sau đó thì thợ dỡ nhà mới tiền hành những việc cần làm. 

Nếu bạn đang bận rộn vào những công tác chuẩn bị cho việc triệt hạ dỡ nhà; mà không có thời gian để chuẩn bị một mâm cúng phá dỡ nhà thịnh soạn thì đừng lo lắng; vì đã có Thấy Là Thích. Bạn có thể tham khảo những mâm cỗ cúng phá dỡ nhà trọn gói; hoặc đặt mâm theo yêu cầu. Chúng tôi cũng sẽ giúp bạn bày trí mâm cỗ cúng phá dỡ nhà cũ một cách hợp lý và đẹp mắt nhất. Hi vọng rằng với những thông tin hữu ích ở trên; về các nghi thức, mâm ngũ quả cúng phá dỡ nhà cũ,… đã giúp bạn giải đáp được nhiều thắc mắc. Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng truy cập vào website đồ cũ ở Việt Nam.

Thấy Là Thích chuyên cung cấp mâm cúng động thổ trọn gói
[ Cách chuẩn bị mâm ngũ quả cúng phá dỡ nhà cũ | Mâm ngũ quả cúng phá dỡ nhà cũ | ngũ quả cúng phá dỡ nhà cũ | ngũ quả cúng phá dỡ nhà cũ gồm những gì | có cần làm mâm ngũ quả cúng phá dỡ nhà cũ | ngu qua cung pha do nha cu | ý nghĩa của mâm ngũ quả | mâm ngũ quả gồm những gì ]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *