Hướng dẫn làm lồng đèn trung thu

Tết trung thu là ngày đặc biệt và không thể thiếu đèn lồng. Dưới đây, hãy xem hướng dẫn làm lồng đèn trung thu tự làm đơn giản.

Hướng dẫn làm lồng đèn trung thu

Trung thu là một trong những ngày lễ truyền thống lớn mang nhiều ý nghĩa của dân tộc Việt. Tại lễ hội trăng rằm có rất nhiều nghi lễ, trong đó rước đèn là nghi thức được chờ đón nhất. Bạn đã biết cách làm đèn trung thu hay chưa? Nếu chưa, cùng xem hướng dẫn làm lồng đèn trung thu tự làm dưới đây.

Tìm hiểu thêm:

  • Mâm lễ cúng rằm Trung Thu tháng 8
  • Kế hoạch tổ chức tết trung thu cho thiếu nhi chuyên nghiệp chi tiết năm 2021

Tìm hiểu về nguồn gốc của lễ trung thu

Nhiều người vẫn còn lầm tưởng lễ trung thu có nguồn gốc ở Trung Quốc. Tuy nhiên, ở hầu hết các nước trong khu vực Châu Á đều có ngày lễ này. Với mỗi quốc gia sẽ có những nét phong tục tổ chức lễ trung thu khác nhau. Và Việt Nam, Trung Quốc là hai nước láng giềng có nhiều nét tương đồng trong quá trình làm lễ hội trăng rằm. Thế nhưng, nguồn gốc trung thu ở Việt Nam khác biệt so với nước bạn.

Bàn về nguồn gốc ra đời ngày trung thu ở Việt Nam có rất nhiều tài liệu ghi chép khác nhau. Theo một số sử sách, lễ trung thu gắn chặt với câu chuyện giữa chú cuội, cây đa và chị hằng. Do đó, trong bữa tiệc trung thu luôn có sự mô tả chị hằng, chú cuội.

Một số khác lại cho rằng, từ thời vua lý lựa chọn ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm để cảm tạ thần rồng, trời đất. Nhà vua muốn bày tỏ lồng biết ơn đến đất trời, thiên nhiên đã cho nhân dân mùa màng bội thu.

Trung thu diễn ra vào ngày nào?

Lễ hội trung thu diễn ra vào ngày nào vẫn đang là điều được nhiều người bận tâm hiện nay. Theo đó, trung thu sẽ được căn cứ theo lịch âm. Và vào đúng ngày 15 tháng 8 hàng năm sẽ được chọn là ngày tết trung thu. Đây là lúc trăng sáng, tròn và lớn nhất. Đồng thời, bầu không khí trong lành, thoáng đãng và cũng là giai đoạn các gia đình nhà nông an nhàn, thảnh thơi trong quá trình làm mùa. Lựa chọn ngày rằm tháng 8 âm lịch là ngày tết trung thu cho trẻ. Vừa là dịp để các thành viên sum họp, quây quần bên nhau.Vừa là thời điểm để mọi người bày tỏ lồng biết ơn, thành kính đến trời đất, ông bà tổ tiên về cuộc sống an nhàn, sung túc.

>>  Nhập trạch nhà chung cư có cúng không? Thủ tục như thế nào?

Khám phá xem tết trung thu được tổ chức như thế nào?

Lễ hội trung thu diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những lễ hội lớn của năm được nhiều người đón chờ, đặc biệt là trẻ em. Tết trung thu ở nước ta sẽ được tổ chức như thế nào?

Rước đèn trung thu

Đây là một trong những hoạt động không thể thiếu trong lễ hội trăng rằm. Ở các vùng quê, đường làng, ngõ xóm, phố phường,… Vào đêm trung thu trẻ em sẽ cùng nhau rước đèn, hát vang các ca khúc của ngày trăng rằm. Những chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu, đa dạng kiểu dáng, hình dạng. Tất cả kết hợp tạo nên bữa tiệc ánh sáng rực rỡ màu sắc.

Rước đèn trung thu luôn là kỷ niệm khó quên

Múa lân

Đây cũng là hoạt động thường xuyên được tổ chức vào ngày trung thu. Múa lân là môn nghệ thuật thu hút đông sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là các em nhỏ. Đội ngũ tham gia múa lân sẽ thực hiện các vũ điệu múa theo nhịp trống. Âm thanh, kết hợp với tiếng hò reo làm cho bầu không khí thêm phần sôi động, nhộn nhịp hơn.

Chuẩn bị mâm cỗ

Mâm cỗ trung thu được mọi người đầu tư, chú trọng trước khi bày lên bàn thờ gia tiên. Cỗ trung thu nhằm bày tỏ lồng thành kính của con cháu lên các bậc tổ tiên. Thông thường, trong mâm cỗ trung thu sẽ có buổi, dưa hấu, hồng, táo, chuối,…. Tùy theo phong tục của mỗi vùng miền, việc sắp xếp mâm cỗ sẽ có sự khác nhau.

Thưởng thức bánh trung thu

Bánh trung thu cũng là nét đặc trưng tiêu biểu của ngày hội trăng rằm. Bánh trung thu truyền thống sẽ có hai loại bánh dẻo và bánh nướng nhân thập cẩm, đậu xanh. Ngày nay, nhân bánh và các họa tiết làm bánh được đa dạng hơn, mang đến cho mọi người thêm nhiều sự lựa chọn.

Tết Trung thu là cơ hội để mọi người sum họp

Tặng quà

Người Việt xem trung thu là một ngày lễ lớn của thiếu nhi. Và để bày tỏ sự quan tâm, chăm sóc, động viên các bạn trẻ. Vào ngày này, những người thân yêu sẽ tặng quà cho các em nhỏ.

Ngắm trăng

Trước đây, trẻ em tung tăng vui chơi còn người lớn sẽ cùng nhau quây quần, trò chuyện ngắm trăng rằm. Tuy nhiên, ngày nay trước sự phát triển của công nghệ. Con người chỉ mãi chú tâm đến điện thoại, máy tính bảng,… mà việc ngắm trăng cũng dần mai một đi theo năm tháng, thế hệ.

Khám phá nét độc đáo trong phong tục rước đèn lồng

Như đã biết, đèn lồng là món đồ chơi của con trẻ không thể thiếu trong ngày lễ trung thu. Ngoài việc làm phụ kiện trang trí, điểm tô, làm đẹp thêm cho không gian. Những chiếc đèn lồng với đa dạng hình dáng là món đồ chơi hấp dẫn nhất của giới trẻ. Thêm nữa, nghi thức rước đèn cũng nhằm gửi gắm mong ước của con người đến các vị thần linh trong ngày 15 tháng 08 âm lịch.

>>  Mâm cúng cô hồn tháng 7 gồm những gì?

Rước đèn trung thu là một nghi thức đẹp từ bao đời nay và được lưu giữa cho đến bây giờ.

Vào đêm trung thu tất cả mọi người sẽ cùng tụ họp để bắt đầu cho buổi rước đèn ý nghĩa 1 năm được tổ chức 1 lần, Việt Nam là đất nước có nhiều anh em dân tộc, với nhiều vùng miền khác nhau. Và tùy theo phong tục, mỗi địa phương sẽ có cách tổ chức rước đèn riêng. Tất cả kết hợp tạo nên nét văn hóa đẹp, vô cùng hấp dẫn trong bản đồ văn hóa Việt.

Hướng dẫn làm lồng đèn trung thu

Hướng dẫn làm lồng đèn trung thu tự làm

Làm đèn lồng trung thu không quá khó, bạn có thể tự tay là ra những chiếc đèn lồng xinh xắn tại nhà từ vật liệu dễ kiếm. Dưới đây, bài viết sẽ hướng dẫn làm lồng đèn trung thu tự làm.

Hướng dẫn làm lồng đèn hình thoi

Các vật liệu cần chuẩn bị

Để làm lồng đèn hình thoi bạn cần chuẩn bị các vật liệu gồm: giấy bìa cứng, kéo, băng dính 2 mặt, bút, thước,….

Cách làm đèn lồng

Bước 1: Trước tiên, bạn cần cắt giấy A4 có kích thước chiều rộng tầm 5cm.

Bước 2: Tiếp đến, bạn gấp các mép giấy lại với nhau. Sử dụng thước và bút để vẽ các đường thẳng song song trên mặt giấy, khoảng cách mỗi đường tầm 3cm.

Bước 3: Sử dụng kéo cắt dọc theo đường thẳng đã vẽ. Bạn cần lưu ý không nên cắt rời, cắt và chừa phần rìa tầm 2cm.

Bước 4: Cuộn 2 mép giấy và sử dụng keo để dán cố định tạo thành phần khung của đèn lồng.

Bước 5: Tiếp tục, bạn sử dụng giấy cứng cắt thành hình tròn để làm đế của chiếc đèn lồng.

Bước 6: Sau cùng, bạn sử dụng dây thép hoặc dây thừng để tạo quai xách cho chiếc đèn lồng.

Như vậy, chỉ với 6 bước đơn giản cùng với nguyên liệu dễ kiếm, bạn đã có thể làm ra những chiếc đèn lồng đẹp không khác gì ngoài cửa hàng.

Làm đèn lồng hình đốm lửa

Đây cũng là mẫu đèn lồng mới lạ, bạn có thể tìm hiểu và hướng dẫn các bé làm tại nhà.

Các nguyên liệu cần chuẩn bị

Để làm đèn lồng đốm lửa bạn cần có: kéo, bút, thước, dây thừng, giấy A4.

Hướng dẫn làm đèn lồng

Cách làm đèn lồng đốm lửa với các thao tác như sau:

Bước 1: Bạn tiến hành gấp đôi tờ giấy lần lượt theo chiều ngang và chiều dọc để tạo ra trung điểm trên mỗi cạnh.

>>  Những điều bạn cần biết khi mua lễ vật cúng khởi công xây nhà

Bước 2: Tại đây, bạn mở tờ giấy ra và sử dụng bút, thước để nối 4 trung điểm lại với nhau tạo thành hình kim cương.

Bước 3: Dựa trên 3 điểm chấm ở tờ giấy, lần lượt kẻ đường thẳng đi lên. Sau đó, bạn tiếp tục xoay ngược tờ giấy và kẻ tương tự.

Bước 4: Sử dụng kéo, nhẹ nhàng, khéo léo để cắt khối hình kim cương ra. Bạn cần cắt và giữ được các đoạn thẳng ở bên trong khối hình. Ở bước này đòi hỏi bạn cần làm cẩn thận, tỉ mỉ để giữ được hình.

Bước 5: Tiến hành gấp đôi hình kim cương và dùng keo để nối hình với phần đầu mảnh giấy. Tiếp tục làm tương tự cho đến khi hết phần giấy đã chuẩn bị.

Bước 6: Để cố định hình dáng cho chiếc đèn lồng. Bạn cần sử dụng ống tròn tạo nên từ bìa cứng lồng vào bên trong.

Như vậy, rất nhanh và đơn giản bạn đã có thể hướng dẫn bé làm đèn lồng đốm lửa đơn giản, đẹp tại nhà.

Một số điều cần lưu ý trong quá trình hướng dẫn bé làm đèn lồng

Để bé có thể dễ dàng, an toàn trong suốt quá trình làm đèn lồng tại nhà. Bạn cần nắm chắc một số vấn đề cần lưu ý dưới đây.

Một là, nên lựa chọn hình dạng, kiểu dáng đèn lồng phù hợp với bé

Với mỗi độ tuổi khác nhau trẻ sẽ có nhận thức, khả năng tiếp thu khác. Do đó, trong quá trình hướng dẫn làm đèn lồng các bạn cũng cần cân nhắc, lựa chọn sản phẩm cho phù hợp. Đối với trẻ học mầm non, mẫu giáo làm đèn lồng bằng chất liệu giấy sẽ là sự lựa chọn tốt nhất. Còn đối với trẻ lớn hơn, bạn có thể dạy trẻ cách làm từ việc tái chế các lon bia, thìa nhựa,….

Hai là, bạn cần hỗ trợ trẻ chuẩn bị nguyên liệu

Trẻ sẽ khó có thể chuẩn bị được đầy đủ vật liệu để làm ra chiếc đèn lồng đẹp như ý. Chính vì thế, bạn cần theo sát và hỗ trợ trẻ chuẩn bị nguyên liệu. Đối với các công đoạn có sử dụng dao, kéo để cắt. Lời khuyên tốt nhất bạn nên hỗ trợ trẻ ở công đoạn này để đảm bảo an toàn tốt nhất cho trẻ khi làm đèn lồng.

Ba là, hãy cùng đồng hành cùng con làm đèn lồng

Luôn theo sát, hỗ trợ và đồng hành cùng con trong quá trình làm. Tại đây, bạn sẽ lần lượt giải thích, hướng dẫn trẻ từng bước làm để giúp trẻ nhớ được lâu hơn.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về tết trung thu. Bên cạnh đó, bài viết còn hướng dẫn làm lồng đèn trung thu tự làm. Hy vọng rằng, sau khi biết đến bài viết bạn sẽ có thêm cho mình nhiều kiến thức hữu ích hơn.

Thấy Là Thích chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *