4 lưu ý cần biết khi chuẩn bị mâm cúng sửa chữa nhà

Sửa nhà có cần chuẩn bị mâm cúng hay không là câu hỏi của rất nhiều chủ nhà. Vậy chuẩn bị mâm cúng sửa nhà cần lưu ý những gì để đúng thủ tục nhất?

Chuẩn bị mâm cúng sửa chữa nhà

Cúng sửa nhà đúng cách sẽ giúp gia chủ có được bình an, thịnh vượng và nhiều tài lộc cũng như gặp nhiều suôn sẻ, thuận lợi trong quá trình sửa chữa nhà cửa. Tại sao cần cúng sửa nhà, cần chuẩn bị những gì trong mâm cúng và cúng sửa nhà như thế nào cho đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Tìm hiểu thêm:

  • Mâm cúng động thổ xây dựng công trình lớn gồm những gì?
  • Đặt mâm cúng giỗ tổ nghề xây dựng cần lưu ý điều gì?

Tại sao cần phải chuẩn bị mâm cúng sửa chữa nhà?

Đúng như ông bà ta truyền dạy cho con cháu “Đất có Thổ công, sông có hà bá”, nghĩa là trên mỗi mảnh đất sẽ đều có thổ công cai quản, trên mỗi dòng sông thì mọi thứ đều theo quyền của hà bá. Chính vì vậy, nếu muốn làm bất cứ chuyện gì động chạm đến những lãnh địa này, đều cần xin phép để có được sự đồng ý của người cai quản nó. Nếu không sẽ khó mà thuận buồm xuôi gió.

Đối với con người, thì những việc làm động chạm đến đất đai cần phải xin phép, báo cáo với thổ công có thể kể đến như động thổ xây cất nhà mới, khai trương cửa hàng, công ty, xưởng sản xuất, hay thậm chí sửa nhà, sửa bếp cũng được xem là việc làm cần có sự đồng ý cho phép của thổ công thổ địa.

Ngoài ý nghĩa cần sự cho phép của các bậc thần linh, việc cúng bái còn thể hiện nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Trước tiên là thể hiện truyền thống văn hóa tín ngưỡng của dân tộc ta “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Sau đó là niềm tin, niềm an ủi tinh thần rằng mọi việc sẽ được thần linh chứng giám, bảo vệ, chở che nên con người hoàn toàn có thể yên tâm để tiến triển công việc được an toàn, thuận lợi.

Việc cúng bái trong ngày sửa chữa nhà cửa cũng cần phải đặc biệt lưu ý làm theo đúng trình tự, không được chủ quan, lơ là mà phạm phải sai lầm, làm điều phạm lỗi với các vị thần linh để các thần quở trách.

Mâm cúng sửa chữa nhà cần chuẩn bị những gì?

Tùy  vào thủ tục cúng bái của mỗi vùng miền cũng như điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà mâm cúng trong ngày sửa chữa nhà cửa có thể sẽ khác nhau. Nhưng về cơ bản sẽ bao gồm những món đồ lễ vật sau đây:

  • Bộ tam sinh bao gồm miếng thịt ba chỉ luộc (1 miếng), quả trứng luộc (1 quả) và tôm luộc (có thể từ 1 hoặc 3, 5 con tôm, nên chọn số lẻ sẽ mang lại may mắn hơn)
  • 1 đĩa xôi nếp (có thể là xôi gấc hoặc xôi đỗ ý muốn thể hiện sự may mắn, vạn sự như ý) hoặc đĩa bánh chưng.
  • 1 con gà trống luộc nguyên con
  • 1 bát nước, 1 bát gạo, 1 chai rượu trắng
  • Tiền vàng, quần áo cúng thần đất
  • Bao thuốc (1 bao), gói chè (1 gói nhỏ), hương nhang (1 bó), đèn cầy (2 cây).
  • 1 đĩa ngũ quả bao gồm ít nhất 5 loại quả khác nhau (như chuối, bưởi, xoài, thanh long, táo, lê,..). Gia chủ có thể bày nhiều loại quả hơn với nhiều màu sắc khác nhau để mâm ngũ quả được đẹp mắt. Tuy nhiên nên bày số quả lẻ để mang lại may mắn.
  • 1 bình hoa tươi (thường là hoa cúc vàng)
>>  Cúng khai trương trong nhà hay ngoài sân? Quay mặt hướng nào?

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những thức đồ cúng, gia chủ nên bày biện trên một mâm nhỏ để chuẩn bị cho lễ cúng. Mâm lễ nên được đặt lên cao để thể hiện lòng tôn kính với thần đất.

Khi đi chọn mua đồ lễ vật sắm sửa cho mâm cúng, gia chủ cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên ghi chép lại những đồ cần mua để tránh mua thiếu và tiết kiệm thời gian sắm đồ.
  • Nên chọn đồ tươi ngon, sạch sẽ, không nên tham rẻ mà mua đồ kém chất lượng để bày lên mâm cúng.
  • Tránh kì kèo trả giá khi mua đồ làm lễ, nhất là khi đi chợ vào buổi sáng sớm, tránh to tiếng, cãi nhau.
  • Nếu gia đình có sẵn những thức quả hoặc đồ lễ cúng thì nên ưu tiên trước vì đây là những thức đồ của nhà làm ra, đảm bảo an toàn, chất lượng.
  • Trước khi cúng không được ăn trước đồ cúng mà phải đợi sau khi cúng xong mới được thụ lộc để đảm bảo yếu tố tâm linh.

Quy trình cúng sửa chữa nhà cửa

Thông thường, để buổi cúng lễ diễn ra suôn sẻ, gia chủ sẽ thực hiện theo các bước sau:

Chọn ngày lành, tháng tốt

Gia chủ thường sẽ phải đi xem ngày trước. Trong trường hợp không có ngày đẹp hợp mệnh với gia chủ thì cần mượn tuổi người khác để làm.

Nếu mượn tuổi người khác để sửa nhà thì người được mượn tuổi sẽ đại diện tiến hành lễ cúng. 

Trong thời gian cúng lễ, gia chủ phải tránh xa nơi cúng. Và khi đã hoàn tất các thủ tục mới được trở về. Đến ngày hoàn thành công trình cũng phải tiến hành quy trình “nhận” lại nhà từ người được mượn tuổi. Có như vậy mới được các bậc thần linh chứng giám rằng đây đích thị là nhà của gia chủ. 

>>  Lễ cúng chuyển bếp mới: Cách thức chuẩn bị và mẫu bài văn khấn

Chuẩn bị mâm cúng đầy đủ

Mâm cúng cần phải chuẩn bị đầy đủ từ sáng sớm để đến giờ đẹp là có thể tiến hành nghi thức cúng ngay. Việc bày biện mâm cúng ngăn nắp, chỉn chu sẽ thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ và được các vị thần linh chứng giám.

Mâm cúng có thể thiếu một vài món đồ do điều kiện khác nhau của từng gia chủ. Tuy nhiên, bất kì món đồ nào được bày trên mâm cúng cũng phải là thức ăn còn mới nguyên, chưa qua sử dụng. Là những thức ăn ngon nhất, chất lượng nhất mà gia chủ có thể sắm sửa. 

lễ cúng khởi công sửa nhà
Lễ cúng khởi công sửa nhà

Tiến hành nghi thức cúng sửa nhà

Gia chủ ăn mặc chỉnh tề đứng trước mâm cúng và tiến hành nghi thức cúng lễ. Đầu tiên, gia chủ thắp ba nén hương và đặt trên mâm cúng, vái ba vái và bắt đầu đọc bài văn khấn. 

Nội dung bài văn khấn sẽ chủ yếu xoay quanh việc khai báo tên tuổi gia chủ, trình bày tấm lòng muốn dâng lễ vật để các vị thần thụ hưởng, khai báo với các bậc thần linh về hoạt động sắp tới và cầu mong được chấp thuận. phù hộ, chở che. Đồng thời nếu trong quá trình làm lễ cúng có xảy ra bất kỳ sai sót nào, người trần mắt thịt không biết được cũng cúi mong các vị thần có thể bỏ quá cho. 

Nếu không biết khấn như thế nào cho đúng, gia chủ có thể tham khảo từ những người có kinh nghiệm hoặc ghi chép nội dung bài cúng từ sổ sách, các nguồn tài liệu tin cậy để đọc bài văn khấn cho hoàn chỉnh.

Sau khi đọc xong bài văn khấn, gia chủ vái 3 vái rồi lui ra ngoài, để thời gian cháy một nén hương để các vị thần linh thụ hưởng lễ vật. Sau khi hương đã cháy hết mới đem vàng mã đi đốt và hạ lễ để thụ hưởng lễ vật.

Nghi thức tiến hành sửa nhà

Nghi thức bắt đầu cho công cuộc sửa nhà trong ngày cúng sửa nhà cũng hết sức quan trọng. Gia chủ cần phải là người đầu tiên và trực tiếp làm công việc này, rồi những công đoạn sau đó có thể là do những người thợ lành nghề đảm nhiệm. 

Gia chủ có thể là người chính tay phá dỡ một phần của ngôi nhà cũ hoặc đặt viên gạch đầu tiên vào vị trí nhà cần cơi nới. Nghi thức này cũng cần được thực hiện trang nghiêm và có sự chứng kiến của các thành viên trong gia đình hoặc anh em trong nhóm thợ xây nhà.

Những lưu ý tuyệt đối không được quên khi cúng sửa nhà

Nắm được những lưu ý hữu ích dưới đây sẽ giúp gia chủ cẩn thận hơn trong việc thực hiện nghi thức cúng sửa nhà.

Lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng

Việc chuẩn bị mâm cúng cần phải thể hiện được sự thành tâm của gia chủ. Mâm cúng sơ sài, đồ lễ vật kém chất lượng, hoa quả thối hỏng chắc chắn không đẹp mắt và không thể hiện được thành ý. 

>>  Tổ chức đầy tháng cho con ở đâu? Bên nội hay bên ngoại.

Trong thời gian chuẩn bị mâm cúng, gia chủ cũng cần phải cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, công đoạn nấu nướng. Tránh to tiếng, quát tháo hoặc kêu ca, phàn nàn về bất cứ vấn đề gì trong ngày cúng lễ. 

Nhiều gia chủ vì bận rộn mà không tránh khỏi nóng nảy, thường to tiếng với những người cùng chuẩn bị mâm cúng nếu như làm không đúng ý mình. Đây là hành động gây mất hòa khí và cũng không được hay, thậm chí còn có thể mang đến những điều xấu nếu như có lỡ xúc phạm đến thần linh hay đồ cúng lễ trong lúc nóng giận.

Đồ cúng trọn gói
Đồ cúng trọn gói

Lưu ý thời gian cúng lễ

Việc cúng lễ thường tiến hành vào buổi sớm mát mẻ. Khi khí dương thịnh và có thể mang đến nhiều may mắn cho gia chủ.

Gia chủ nên đặc biệt lưu ý về việc chọn ngày lành tháng tốt để cúng lễ. Tuyệt đối không được xem nhẹ việc xem ngày tháng tốt hợp với bản mệnh. Mỗi người có một bản mệnh riêng nên cũng sẽ có ngày phù hợp với từng vị gia chủ. Gia chủ không nên thấy ngày này tốt với người khác mà cũng áp dụng tương tự đối với mình. 

Lưu ý trong thời gian cúng lễ

Khi tiến hành cúng lễ, gia chủ ăn mặc chỉnh tế, trang nghiêm, lời ăn tiếng nói thành tâm, lịch sự, tôn kính đối với đấng bề trên.

Tốt nhất trong thời gian cúng lễ, những người không liên quan nên tránh ra ngoài để tránh gây ồn ào, mất trật tự, lời nói trêu đùa hàng ngày có thể xúc phạm đến thần linh.

Lưu ý sau khi tiến hành lễ cúng

Chỉ sau khi lễ cúng đã hoàn tất thì gia chủ mới được hạ lễ và cùng gia đình, người thân hay nhóm thợ thụ hưởng lễ vật. Tuyệt đối không được đụng chạm đến đồ lễ vật, lấy tay nhúp nháp trước khi cúng lễ vì đây là hành động thất kính với thần linh.

Đặc biệt, đồ cúng thần linh phải do mọi người thụ hưởng, tuyệt đối không được đem chăn các loài vật như chó, lợn, gà mà chỉ cho chúng ăn sau khi con người đã hưởng lễ.

Thấy Là Thích chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói

Qua bài viết trên, hy vọng gia chủ biết được mâm cúng sửa nhà cần chuẩn bị những gì. Nếu có nhu cầu đặt mua đồ cúng trọn gói, bạn có thể liên hệ với dịch vụ Thấy Là Thích. Chúng tôi săn sàng để được tư vấn mâm cúng phù hợp và báo giá thành hợp lý. Chúc các bạn tiến hành ngày lễ cúng sửa nhà suôn sẻ và thuận lợi!

[ chuẩn bị mâm cúng sửa chữa nhà | lễ vật cúng sửa chữa nhà | lưu ý khi cúng sửa chữa nhà | hướng dẫn cúng sửa chữa nhà | văn khấn cúng sửa chữa nhà ]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *