Bài viết trình bày thông tin tìm hiểu về lễ cúng ông địa ngày rằm tháng 7 hằng năm được diễn ra như thế nào; và thông tin chi tiết những lễ vật cần thiết trong mâm cúng ông địa .
Cúng ông địa ngày rằm tháng 7 là lễ cúng được diễn ra hằng năm. Thổ địa là vị thần cai quản đất đai trong nhà, trông coi nhà cửa. Họ là nhân vật chứng kiến và định đoạt họa phúc cho cả gia đình. Chính vì vậy, theo phong tục ông bà xưa đến nay thì cứ hằng năm đến ngày rằm tháng 7. Mỗi gia đình đều chuẩn bị những mâm cúng đầy đủ và thịnh soạn để bày tỏ lòng thành. Cũng như hy vọng những điều suôn sẻ, cầu hạnh phúc, bình yên cho gia đình mình. Cùng chúng tôi tìm hiểu về lễ cúng ông địa ngày rằm tháng 7 và những lễ vật cần thiết trên mâm cúng ông địa gồm có gì nhé.
Tìm hiểu thêm:
- Các loại trái cây nên chọn để bày mâm ngũ quả cúng phá dỡ nhà cũ
- Mâm cúng khai trương cửa hàng mới thành lập
Tìm hiểu lễ cúng ông địa ngày rằm tháng 7 và khung giờ cúng lễ:
Lễ cúng ông địa ngày rằm tháng 7 là lễ cúng quan trọng. Đây là tín ngưỡng dân gian của ông bà thời được lưu truyền và gìn giữ đến ngày hôm nay. Bên cạnh cúng Thổ địa thì ngày này người ta thường cúng cả Thần tài. Tượng của cả hai vị thần thường đặt cùng nhau và được dâng lễ trong cùng ngày. Nếu Thổ địa là vị thần cai quản đất đai cho gia đình; thì Thần tài là vị thần mang đến tài lộc, may mắn cho cả gia đình trong năm. Vào ngày này, thường sẽ diễn ra lễ cúng Thổ địa – Thần tài. Lễ cúng chúng sinh và lễ cúng gia tiên vì rằm tháng 7 là thời gian xá tội vong nhân. Đây là thời điểm cổng âm mở cửa cho những vong hồn lên dương gian.
Vậy lễ cúng được diễn ra vào giờ nào trong ngày?
- Giờ diễn ra lễ cúng ông địa tùy thuộc vào phong tục từng vùng miền. Nhưng thông thường cúng ông địa ngày rằm tháng 7 sẽ được tổ chức vào buổi sáng sớm và buổi chiều tối là hợp lý nhất.
- Thời gian cụ thể thắp hương và dâng lễ vật lên là khoảng 6h – 7h sáng và 18h – 19h tối. Một số nơi họ chọn khung giờ Thìn tức khoảng từ 7h – 9h sáng. Đây là khoảng thời gian sẽ giúp đem lại may mắn, tài lộc, khí vận tốt đến gia đình.
Chú ý: Nhưng quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của gia chủ trong lễ cúng. Vận may đến gia đình hay không còn tùy thuộc vào sự thành tâm và vận thế của họ. Phụ nữ “đến kỳ” thì cũng hạn chế đến gần; và không nên thắp nhang cho lễ cúng ông địa nhé.
Những lễ vật cần thiết trong mâm cúng ông địa ngày rằm tháng 7 gồm:
- Hoa cúng: Thông thường người ta sẽ dùng hoa ly, hoa cúc vàng, hoa hồng đỏ hay hoa đồng tiền, hoa huệ. Với những ý nghĩa may mắn, cầu hạnh phúc, bình yên để dâng lên bàn thờ 2 vị thần Thổ địa và Thần tài.
- Hoa quả: Tùy vùng miền lựa chọn các loại quả phù hợp như táo, lê, chôm chôm, cam, quýt,… nhưng chú ý cần tránh những loại quả bị sâu và bị dập nát. Đặc biệt, theo dân gian tương truyền thì ông địa thích chuối xiêm.
- Kẹo bánh
- Gạo, muối
- Giấy tiền và vàng mã
- Nước, rượu
- Đèn dầu và nhang
- Đặc biệt, cà phê và thuốc lá là 2 món mà vị thần ưa thích nên gia chủ trình bày thêm vào mâm cúng như bày tỏ lòng thành của mình nhé.
- Khi vào ngày rằm lớn như rằm tháng 7 hay mùng 1 thì trên mâm cúng có một bộ tam sên gồm thịt ba chỉ luộc, tôm hoặc cua luộc và trứng luộc hay cá lóc nước theo phong tục người Nam Bộ.
Chú ý: Lựa tôm hoặc cua tránh bị mất càng. Mâm cúng cần được trình bày cẩn thận và gọn gàng tránh tình trạng chồng chéo lên nhau. Hoa quả thường được dâng lên sớm hơn bánh kẹo nên chú ý trông nom kẻo để hoa quả bị héo và úa khi lễ cúng diễn ra. Không được để chó mèo hay trẻ con chạy lung tung quanh khu vực mâm lễ. Tuyệt đối không sử dụng hoa khô, hoa giả và trái cây nhựa để cúng ông địa vì điều đó như thể hiện sự bất kính, không tôn trọng, tâm giả dối đối với vị thần. Bàn thờ ông địa cần được lau chùi sạch sẽ, thay nước và thắp nhang hằng ngày.
Bài viết hy vọng cung cấp những thông tin hữu ích về ngày lễ cúng ông địa ngày rằm tháng 7 cho bạn. Bạn đang gặp khó khăn khi chuẩn bị mâm cúng lễ, tham khảo ngay Thấy Là Thích qua website https://thaylathich.com/ để nhận tư vấn và đặt dịch vụ nhé.