Tết trung thu 2022 nên chuẩn bị những gì?

Tết trung thu 2022 chính xác diễn ra vào ngày nào? Lịch âm lịch, lịch dương lịch của trung thu 2022? Và Tết trung thu 2022 nên chuẩn bị những gì?

Ý nghĩa của tết trung thu
Ý nghĩa của tết trung thu

Tết trung thu được xem là một ngày tết lớn tại nhiều quốc gia phương Đông, trong đó có Việt Nam. Vào ngày này hằng năm, mỗi gia đình sẽ tổ chức thờ cúng tổ tiên, thưởng nguyệt, cùng quây quần và phá cỗ bên nhau. Vậy thì năm nay tết trung thu sẽ rơi vào ngày nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc về thời gian diễn ra cũng như lễ vật, cách tổ chức lễ tết trung thu chuẩn tập tục nhất.

Tìm hiểu thêm:

  • Hướng dẫn làm lồng đèn trung thu
  • Chia sẻ cách làm nhân đậu xanh bánh trung thu cực ngon, đơn giản

Tết trung thu năm 2022 rơi vào ngày bao nhiêu?

Không phải ngẫu nhiên mà người ta lại quan tâm tết trung thu 2022 vào ngày nào nhiều đến như vậy. Việc nắm được lịch chính xác của ngày tết trung thu không chỉ giúp cho người đi xa có thể sắp xếp được công việc, học tập, sắp sửa trở về đoàn viên bên gia đình, mà còn giúp cho người ở gần sẵn sàng sắm cỗ, thu xếp công việc để chuẩn bị một lễ trung thu hoàn chỉnh nhất.

Theo lịch vạn niên, năm nay tết trung thu chính xác rơi vào Thứ Bảy, 10 tháng 9 dương lịch. Còn lịch âm thì đương nhiên rồi, năm nào cũng vậy tết trung thu sẽ rơi vào ngày 15 tháng 08 âm. 

Tết trung thu 2022 nên chuẩn bị những gì?

Cứ vào độ tết trung thu, mỗi gia đình Việt lại cùng nhau chuẩn bị cỗ. Việc chuẩn bị cỗ trung thu không chỉ là sự sắm sửa có ý nghĩa về mặt vật chất, nó còn có ý nghĩa đặc biệt trên phương diện tinh thần với tư cách là tập tục truyền thống – văn hóa lâu đời. 

Mâm ngũ quả tết trung thu

Là một trong những lễ vật quan trọng nhất không thể thiếu trong dịp tết trung thu, mâm ngũ quả được chuẩn bị tương đối cầu kỳ.

Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình cũng như văn hóa vùng miền, mâm ngũ quả có thể chuẩn bị khác nhau tùy ý về số lượng, loại trái quả, tuy nhiên nên đảm bảo một số tiêu chí sau đây:

  • Tiêu chí về số lượng: 05 loại trái quả/ mâm
  • Tiêu chí về màu sắc: 5 trái quả không đồng màu, đại diện cho 5 hành trong trời đất là tốt nhất (ví dụ: Quả màu vàng sẽ đại diện cho hành Kim, quả màu xanh sẽ đại diện cho hành Mộc, quả màu trắng sẽ đại diện cho hành Thủy, quả màu nâu, màu đất sẽ đại diện cho hành Thổ và quả màu đỏ sẽ đại diện cho hành Hỏa)
  • Tiêu chí về chất lượng: Quả còn tươi, không bị thối, mọt, sâu bọ và đặc biệt đều là quả mới (chưa ăn, chưa dùng)
>>  Mới mua xe cũ có nhất thiết cần phải làm lễ cúng xe hay không?

Gợi ý chuẩn bị mâm ngũ quả cho tết trung thu tại gia đình Việt Nam miền Bắc:

  • 01 quả bưởi vàng, to
  • 01 nải chuối xanh
  • 01 – 03 quả lê
  • 01 – 03 quả táo đỏ hoặc lựu
  • 01 – 03 quả hồng xiêm, kiwi xanh

Lưu ý: Có một số loại quả có màu sắc cũng như hình dạng tượng trưng rất đẹp, ví dụ như quả măng cụt, quả vú sữa, tuy nhiên nhiều người cho rằng không nên sắp 2 loại quả này vào mâm ngũ quả (nhất là mâm để thờ cúng) vì tên gọi của nó không được hay.

Bánh trung thu

Chắc chắn rồi, bánh trung thu là lễ vật không thể nào thiếu vắng trong tết trung thu.

Trước đây tại Việt Nam, 2 loại bánh trung thu phổ biến nhất là bánh nướng trung thu và bánh dẻo trung thu. Trong mỗi loại lại có nhiều vị nhân khác nhau tạo nên tính đa dạng cho hương vị bánh, ví dụ: Nhân đậu xanh, nhân trà xanh, nhân khoai môn, nhân thập cẩm. Gần đây phổ biến thêm cả nhân trứng muối cũng khá ngon.

Bánh trung thu

Hiện nay, bánh trung thu đa dạng hơn rất nhiều. Chuẩn bị bánh cho mâm cỗ, chị em không chỉ bị giới hạn trong 2 vị bánh truyền thống kể trên mà còn có thêm bánh trung thu rau câu, bánh trung thu hiện đại, bánh ngọt, bánh mặn, … với đa dạng hình thù và sự cách điệu trong trang trí bánh.

Trong nhiều gia đình cầu kỳ, để tăng thêm ý nghĩa cho bánh trung thu, thay vì mua bánh trung thu có sẵn tại hàng quán (hoặc các tiệm bánh), người ta sẽ tự chuẩn bị nguyên liệu và làm bánh trung thu tại nhà.

Đồ chơi trung thu

Theo quan niệm dân gian, trò chơi và đồ chơi luôn đi kèm với nhau. Và đối với dịp tết trung thu lại càng như vậy. Những món đồ chơi trung thu thường gắn liền với nền văn hóa lúa nước, không chỉ có tính giải trí mà còn có tính giáo dục con trẻ, giúp nuôi dưỡng tâm hồn các em trở nên tốt đẹp, lành mạnh hơn. Đó là các món đồ chơi như: Đèn lồng giấy, giấy xếp, đèn lồng ngôi sao, đèn lồng cá chép, mặt nạ, tiến sĩ giấy, ông đánh gậy, tò he, trống,…

Ngoài việc mua đồ chơi trung thu có bán sẵn tại các gian hàng đồ chơi, ba mẹ cũng có thể mua về những nguyên liệu đơn giản để làm đồ chơi tại nhà cho con.

>>  Chuẩn bị mâm cúng khai trương cửa hàng đầu năm

Một số loại đồ chơi dễ làm tại nhà: Lồng đèn (lồng đèn giấy, lồng đèn ngôi sao, lồng đèn cá chép), giấy xếp, tò he, …

Thưởng trà trong tết trung thu

Văn hóa ăn bánh – uống trà từ lâu đã khắc sâu trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt cổ như một nét đẹp tự nhiên, tao nhã nhất, được lưu truyền và phát triển cho đến tận ngày nay. Trong dịp lễ trung thu cũng vậy, ăn 1 miếng bánh, uống một miếng trà sẽ giúp cho các thành viên trong gia đình cũng như họ hàng gần xa, hàng xóm láng giềng được gắn kết gần nhau.

Có rất nhiều loại trà phù hợp cho dịp tết trung thu. Ngoài trà xanh truyền thống thì trong thời gian gần đây, các loại trà hoa cũng rất được ưa chuộng, được sử dụng nhiều trong các gia đình Việt, ví dụ như: Trà hoa sen, trà hoa cúc, trà hoa đậu biếc, … Các loại trà này không chỉ ngon, đậm vị tự nhiên, thơm dịu mà còn rất tốt cho sức khỏe, có thể làm thư thái tinh thần để có thể đem lại giấc ngủ ngon cho người uống.

Không chỉ thưởng trà, trà còn là một trong những lễ vật rất quan trọng trong mâm cúng lễ trung thu. Người ta có thể sắp 1 bộ ấm trà (bao gồm 1 ấm trà và 05 chén nhỏ – đại diện cho ngũ hành).

Nên phá cỗ trung thu trong nhà hay ngoài trời?

Thông thường, ở thời tiết bình thường nhất của dịp trung thu, tức là không mưa bão, mát mẻ và trăng sáng tròn vành vạnh, ông bà ta cho rằng nên phá cỗ trung thu ở ngoài trời. 

Việc phá cỗ ngoài trời không chỉ phản ánh được tập tục trông trăng – thưởng nguyệt cha ông để lại, mà còn là sự hài hòa với tự nhiên, thiên nhiên và cũng đem lại sự thư thái cho các thành viên trong gia đình.

Ngoài ra thì việc tổ chức phá cỗ trung thu ngoài trời cũng đảm bảo được tính an toàn cho các bé thiếu nhi có thể tự do tham gia vào các trò chơi con trẻ, ví dụ như: Đốt và rước lồng đèn, đốt pháo bông nhỏ hay chơi mặt nạ, trống nước, trốn tìm.

Ý nghĩa của tết trung thu

Tết trung thu có ý nghĩa như thế nào cũng là mối bận tâm của rất nhiều người, nhất là đối với giới trẻ và người ngoài bản xứ (của các quốc gia có tục cúng rằm trung thu). Trong bài viết này, Thấy Là Thích sẽ giúp bạn tiếp cận ý nghĩa tết trung thu ở 3 hướng tiếp cận chính: Tết đoàn viên, tết thiếu nhi và tết trông trăng tiên đoán mùa màng.

Sự tích tết trung thu
Sự tích tết trung thu

Tết đoàn viên

Kể từ khi xuất hiện gắn liền với cuộc sống của con người, ý nghĩa tết trung thu có mối liên hệ mật thiết với mặt trăng (sự vật tự nhiên). Người ta cho rằng, trăng tròn giống như biểu tượng của sự vẹn đầy, đoàn tụ và thương yêu, do đó trung thu đi liền với hình ảnh trăng tròn chính là tết sum họp, hay còn gọi là tết đoàn viên.

Quan tâm chăm sóc cha mẹ

Cứ vào độ rằm tháng 8, mỗi gia đình dù đi xa hay ở gần cũng sẽ đều nhớ về và sum họp bên nhau, cùng chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, phá cỗ, ăn bánh, uống trà, trái quả, họ tặng quà cho nhau, biếu ông bà, chúc mừng con cháu, cũng có thể cùng nhau tham gia vào lễ hội tết trung thu truyền thống được tổ chức tại địa phương.

>>  Chương trình tết trung thu cho trẻ mầm non

Tết thiếu nhi

Một trong những ý nghĩa được biết đến nhiều nhất gắn liền với tết trung thu hiện nay đó là trung thu là tết thiếu nhi.

Không biết tự bao giờ, thế nhưng tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, trung thu là dịp đặc biệt để các cơ quan đoàn thể, đơn vị, gia đình tổ chức các chương trình văn nghệ, ca hát, trò chơi, tặng quà, bày cỗ và phá cỗ dành riêng cho các em nhỏ. Có thể nói rằng, nếu trung thu mà thiếu đi tiếng nói cười của con trẻ thì gần như không còn ý nghĩa. 

Chưa hết, tại các gian hàng bày bán quà trung thu, những món đồ lưu niệm, thức ăn, đồ chơi (đèn lồng, mặt nạ, tò he, …) cũng đều mang phong vị đặc biệt gắn liền với trẻ con khắp mọi miền đất nước. 

kế hoạch tổ chức tết trung thu cho thiếu nhi
kế hoạch tổ chức tết trung thu cho thiếu nhi

Tết trông trăng tiên đoán mùa màng

Ngoài ý nghĩa là tết đoàn viên và vui chơi cho trẻ em, người lớn, tết trung thu truyền thống từ xa xưa đã được biết đến là một ngày trọng đại – là dịp để mọi người có thể nhìn trăng mà tiên đoán vận mệnh đất nước, dự đoán mùa màng.

Theo đó, nếu trăng rằm trung thu có ánh cam trong sáng thì đất nước sẽ thái bình thịnh trị; nếu trăng rằm trung thu có ánh vàng tươi thì năm đó sẽ trúng mùa tơ tằm; còn nếu trăng rằm trung thu có ánh xanh lục thì năm đó dễ xảy ra thiên tai.

Ngày nay, khi thiên văn học phát triển, người ta ít hơn sử dụng ý nghĩa này để ứng dụng trong cuộc sống thực tế. Thế nhưng đứng dưới góc độ văn hóa thì đây vẫn là ý nghĩa được công nhận về mặt văn hóa, lịch sử và truyền thống cha ông.

Như vậy là bài viết trên đây đã giới thiệu chi tiết đến bạn về ngày tết trung thu tại Việt Nam cũng như giải đáp cho câu hỏi tết trung thu 2022 rơi vào ngày bao nhiêu. 

Để biết thêm thông tin hữu ích khác, bạn vui lòng truy cập vào trang thông tin chính thức của Thấy Là Thích nhé. Cảm ơn vì đã đồng hành!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *