Tết trung thu 2022 vào ngày nào và mâm lễ cúng cần có những gì?

Tết Trung thu 2022 vào ngày nào, thứ mấy theo dương lịch và âm lịch hiện đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm, bởi đây là dịp lễ mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với mỗi người dân Việt Nam.

Tết trung thu 2022 vào ngày nào?

Trung thu là một trong những dịp quan trọng và có ý nghĩa đối với người Việt. Đặc biệt hơn, ngày trung thu còn mang ý nghĩa đầy thú vị. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ về sự tích cũng như phong tục của ngày tết đoàn viên cả. Do đó hãy cùng nhau tìm hiểu về phong tục truyền thống này của người Việt và xem ngày Tết trung thu sẽ rơi vào ngày nào trong năm 2022 nhé!

Tìm hiểu thêm:

  • Lưu ý khi chuẩn bị mâm ngũ quả cúng đầy tháng cho bé
  • Bộ tam sên cúng khai trương bao gồm những gì, có ăn được không?

Nguồn gốc Tết trung thu và ngày này trong  2022 là thời điểm nào?

Trung thu 2022 vào ngày nào?

Ngày Trung thu theo tiếng Trung có nghĩa là “giữa mùa thu”. Theo truyền thống, Tết trung thu được diễn ra vào ngày rằm tháng 8 Âm lịch hàng năm. Chọn ngày này là bởi đây là lúc mặt trăng sẽ tròn và sáng nhất của tiết thu. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp mà việc thu hoạch của người nông dân đã kết thúc nên thích hợp để tổ lễ cúng rằng và các lễ hội vui chơi. Đối với năm 2022 này, Tết trung thu sẽ rơi vào thứ Bảy, ngày 10 tháng 9 Dương lịch.

Nguồn gốc Tết trung thu

Vào đêm ngày rằm tháng 8, bầu trời bao la huyền ảo, trăng sáng như gương, nhà vua nhìn lên trời và nảy ra suy nghĩ muốn lên thăm Cung Trăng. Sau đó, một vị pháp sư đi theo nhà vua liền biến thành chiếc cầu bằng bạc đưa nhà vua và pháp sư lên Cung Trăng. 

Khi vào đến “Phủ thanh hư Quảng Hàn” nhà vua và pháp sư được Hằng Nga đón tiếp nồng hậu. Hằng Nga cũng sai tiên nữ mang bánh mời khách, cũng không quên sai tiên nữ múa cho vua và pháp sư xem.

Sau chuyến du ngoạn đó, để nhớ đến ngày nay, cứ vào ngày rằm tháng 8 hàng năm, nhà vua cho làm lại loại bánh mà Hằng Nga đã mời người. Bánh có hình tròn như mặt trăng nên có tên gọi là bánh trăng. Khi trăng rằm tỏa sáng, nhà vua cùng quần thần ngắm trăng và ăn bánh. Từ đó, phong tục ăn Tết trung thu vào ngày rằm tháng 8 cũng hình thành.

>>  Chuẩn bị trầu cau cúng thôi nôi

Cũng có nhiều tài liệu khác của Trung Quốc ghi chép lại rằng nguồn gốc Tết trung thu bắt nguồn từ sự tích Hằng Nga và Hậu Nghệ. Trong đó, Hậu Nghệ là người bất tử, còn Hằng Nga là tiên nữ xinh đẹp sống ở Thiên Đình và hầu hạ cho Tây Vương Mẫu. Cả 2 người bị bọn xấu ganh ghét, nên bị giáng xuống trần gian phải sống cuộc đời của thường dân. 

Còn ở Việt Nam, nhiều tài liệu ghi chép rằng, Tết trung thu được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long. Đây là dịp mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa đến để mùa màng bội thu và người dân có được cuộc sống ấm no.

Ý nghĩa của ngày Tết trung thu

Tết trung thu có rất nhiều ý nghĩa đặc biệt. Là tết đoàn viên, dịp lễ con cháu quay về tụ họp bày tỏ sự biết ơn, chăm sóc, báo hiếu tổ tiên, ông bà và cha mẹ. Trao tặng nhau những hộp bánh Trung Thu bắt mắt, món quà tri ân đến những người bạn quý mến. Ngoài ra, trăng rằm Trung thu còn là tết thiếu nhi, dịp trẻ em được ăn bánh kẹo, thỏa thích vui chơi, rước đèn ông sao, đèn cá chép,… trên khắp đường phố.

Không chỉ có các em bé, Tết trung thu cũng là dịp để những thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau và san sẻ những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. 

Tết trung thu ở Việt Nam và các nước châu Á có gì khác biệt?

Tết trung thu là một trong những ngày lễ lớn tại nhiều nước châu Á và ở mỗi quốc gia đều có những nét văn hóa đặc biệt riêng. Trong đó, Tết trung thu của Việt Nam ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, qua nhiều thời đại, phong tục này tại nước ta cũng có những sự khác biệt nhất định. Cùng khám phá phong tục Tết trung thu tại các nước châu Á sau đây:

Trung Quốc

Nếu như trước kia, Tết trung thu chỉ được gọi là Tết ngắm trăng. Thì ngày nay, Tết trung thu ở Trung Quốc đã trở thành biểu tượng cho sự đoàn viên. Vào ngày nay, mọi người thường tặng nhau những chiếc bánh đẹp mắt, thơm ngon và cùng quây quần bên những người thân thương.

Nhật Bản

Tết trung thu tại Nhật còn có tên gọi là Zyuyoga. Vào ngày này, người dân thường sẽ tổ chức lễ hội nhằm tôn vinh mặt trăng trong mùa thu. Loại bánh được nhiều người thưởng thức trong ngày có tên là Dango, với nguyên liệu chính là bột gạo nước và được phủ 1 lớp đường mật bên trên. Bánh này thường được thưởng thức cùng nước trà.

Hàn Quốc

Tết trung thu ở Hàn được gọi là Chuseok. Những con xa xứ sẽ quay về quê hương của mình để tận hưởng không khí của tết đoàn viên, cầu cho mùa màng bội thu và cuộc sống no đủ vào dịp Tết trung thu. Theo truyền thống, cả gia đình sẽ cùng nhau làm và thưởng thức món bánh songpyeon và uống rượu sindoju.

>>  Lưu ý cách cúng khai trương đầu năm

Việt Nam

Có thể nói, đây là dịp lễ quá quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam. Ở nước ta, Tết trung thu còn được biết với tên gọi phổ biến là Tết thiếu nhi. Vào ngày này, các bé sẽ nhận những món quà xinh xắn, được xem múa Lân và cùng các bạn rước đèn lồng.

Bên cạnh đó, các thành viên trong mỗi gia đình cũng dành những món quà ý nghĩa và cùng thưởng thức ánh sáng, tâm sự về những điều đặc biệt trong cuộc sống trong mâm cỗ và thưởng thức bánh trung thu.

Vì sao ở Việt Nam Tết trung thu được gọi là tết thiếu nhi?

Theo phong tục người Việt, vào Tết trung thu, các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ đủ loại bánh trái dâng lên cúng tổ tiên, những người đã khuất. Sau đó, tất cả các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau cùng phá cỗ trông trăng.

Đối với trẻ em, Trung thu là dịp mà trẻ em khắp các vùng miền trên cả nước được tặng quà Trung thu, được tham gia các hoạt động rước đèn, phá cỗ, xem múa lân, ngắm trăng… vô cùng náo nhiệt. Đồng thời, con cháu trong nhà sẽ tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ bằng những món quà và lời thăm hỏi.

Mâm cỗ trung thu có những gì?

Để Tết trung thu thêm phần vui vẻ và đặc sắc hơn, tất nhiên không thể thiếu trong những dịp này. Thông thường, mỗi vùng miền có cách bày mâm cỗ Trung thu khác nhau, với từng nguyên liệu phổ biến như sau:

  • Mâm ngũ quả: Các loại trái cây phổ biến như bưởi, mãng cầu, táo quýt, cam, dưa hấu…
  • Các loại bánh trung thu như bánh nướng, bánh dẻo với nhiều hương vị khác nhau.
  • Mâm cúng với các món mặn hoặc món chay, tùy sở thích của mỗi gia đình
  • Các loại hoa tươi: Bao gồm các loài hoa sinh sôi và phát triển mạnh mẽ, chẳng hạn như hoa cúc…
  • Các loại trà: Có thể sử dụng trà sen hoặc trà hoa nhài…dùng để thưởng thức khi ăn bánh trung thu và trò chuyện dưới trăng.
  • Đèn cầy
  • Gạo trắng
  • Trầu cau
  • Xôi, chè
  • Cháo trắng
  • Đèn lồng

Ngoài ra, một số gia đình còn kèm theo những món đồ chơi, quà tặng cho các bé,… để mâm cỗ được thêm phong phú và đa dạng hơn. Về mâm cỗ, bạn cũng có cũng có thể thay thế một số quả khác có ý nghĩa và màu sắc tương đương.

Lưu ý khi bày mâm ngũ quả cúng trung thu

Cách trang trí mâm ngũ quả cũng tùy thuộc vào từng vùng miền khác nhau:

  • Mâm ngũ quả của miền Bắc thường có các loại trái cây: Chuối, bưởi, đào, hồng, cam hoặc chuối, lê, bưởi…cũng có thể thay thế thành một số loại trái cây khác, nhưng phải nghĩa và có màu sắc tương ứng. 
  • Mâm ngũ quả của miền Bắc lại có phần độc đáo hơn với các loại: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung…
  • Mâm ngũ quả ngày Tết trung thu là thể hiện nét cân bằng âm dương, gồm Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Đặc biệt, không thể thiếu bánh nướng, bánh dẻo, bởi 2 loại bánh này đại diện cho Trời và Đất. 
  • Muốn mâm cỗ Trung thu đẹp mắt nhất, phải chú ý màu sắc của các loại quả. Màu sắc của mâm ngũ quả càng tươi thì may mắn càng nhiều. 
>>  Tìm hiểu lễ cúng ông địa ngày rằm tháng 7
Ngũ quả cúng tết trung thu

Các hoạt động thường có trong Tết trung thu là gì?

Sau khi đã chuẩn bị những mâm cỗ và cúng kính xong, thông thường vào dịp Tết trung thu sẽ có các hoạt động vui chơi như sau:

Múa lân

Đây là hoạt động không thể thiếu trong Tết trung thu và là nét đẹp văn hóa truyền thống vô cùng quan trọng của mọi người. Tiếng trống vang lên cùng tiếng hò tạo nên không khí rộn ràng, nhộn nhịp.

Chơi trò chơi dân gian

Một số trò chơi dân gian như kéo co, bịt mắt đánh trống, nhảy bao bố…luôn là những trò không thể thiếu trong các dịp Tết trung thu. Những trò chơi này gắn liền với tuổi thơ, tạo ra sự gắn kết với các bé nhỏ, đồng thời các bé cũng được giao lưu, tự tin cho bản thân và nhận vô số những phần quà hấp dẫn.

Đặt mâm cúng trung thu ở đâu?

Tự hào là nơi có cho mình nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuẩn bị mâm cỗ. Dịch vụ của Thấy Là Thích luôn chú trọng đến chất lượng trong từng mâm cỗ, với mong muốn mang đến cho các khách hàng sự hài lòng tuyệt đối khi quyết định tìm đến với dịch vụ của công ty chúng tôi. 

Thấy Là Thích chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói

Thấy Là Thích không chỉ đảm bảo sẽ cung cấp những mâm cỗ cho dịp Tết trung thu đẹp mắt và còn thơm ngon. Những nguyên liệu được sử dụng cho quá trình chế biến mâm cỗ đều là thực phẩm tươi ngon, được sơ chế và nấu ngay trong ngày. Đến với dịch vụ của Thấy Là Thích, quý khách hàng sẽ nhận được những cam kết từ công ty như:

  • Thực hiện đúng các yêu cầu về mâm lễ vật cúng
  • Có nhiều gói dịch vụ để gia đình lựa chọn cho mâm cúng dịp Tết trung thu
  • Giá thành hợp lý
  • Hỗ trợ giao mâm cỗ tại nhà đúng hẹn
  • Ngoài ra, mới những mâm cúng được đặt với số lượng lớn, chúng tôi cũng sẽ có hỗ trợ ưu đãi hấp dẫn dành cho khách đặt hàng.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây về nguồn gốc, ý nghĩa và cả ngày trung thu trong năm 2022 sẽ rơi vào thời điểm nào, các bạn đã có thể hiểu hơn về phong tục đặc biệt của người dân Việt Nam. 

Với những khách hàng có mong muốn sẽ đặt mâm cúng không phải chỉ riêng cho dịp Tết trung thu mà vào bất kỳ dịp đặc biệt trong năm đối với gia đình bạn, vui lòng liên hệ với Thấy Là Thích ngay hôm nay. Đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi đã sẵn sàng để hỗ trợ và cung cấp những thông tin cần thiết về các gói dịch vụ mâm cỗ. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *