Lễ cúng cô hồn, sau khi cúng cô hồn rải muối hay gạo trước

Đối với người Việt, tháng 7 âm lịch luôn là thời gian quan trọng để bày tỏ tấm lòng đối với những người đã khuất; cũng như là những linh hồn cô độc, lẻ loi (hay còn được gọi là cô hồn). Trong tháng này mỗi gia đình người Việt đều phải tiến hành lễ cúng cô hồn. Đó là phong tục truyền thống được lưu giữ từ bao đời nay. Đối với đồ cúng cô hồn có rất nhiều điều mới mẻ, khác biệt so với các lễ cúng truyền thống khác; và không phải ai cũng biết được những điều này. Điều mà nhiều người đang băn khoăn không biết; đó là khi cúng cô hồn thì phải rải gạo trước hay muối trước mới là đúng chuẩn? Điều này sẽ được giải đáp khi bạn đọc bài viết sau.

Gạo muối cúng cô hồn xong làm gì
Gạo muối cúng cô hồn xong làm gì

Tìm hiểu thêm:

  • Mâm cúng động thổ xây dựng công trình lớn
  • Cúng đầy tháng có cần bánh kem

Cúng cô hồn là lễ cúng không thể thiếu của người Việt trong tháng 7 âm lịch

Từ bao đời nay người Việt đều gọi tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn; với ý nghĩa ngoài việc thực hiện cúng cầu siêu cho những người đã khuất trong gia đình (như ông bà nội ngoại, tổ tiên, cha mẹ…); thì còn phải cúng các cô hồn (những người cô độc, lẻ loi không có nơi nương tựa, không có nhà cửa, gia đình để về và không có ai cúng vái vào ngày này).

Lễ cúng cô hồn tháng 7
Lễ cúng cô hồn tháng 7

Lưu truyền rằng vào tháng 7 âm lịch; Diêm Vương sẽ mở cửa địa ngục để những người chết được phép lên trần gian. Thời gian diễn ra từ ngày 1/7 đến hết ngày 15/7 âm lịch thì cửa địa ngục sẽ đóng lại. Chính vì vậy, mà trong khoảng thời gian này; linh hồn những người chết sẽ được trở về với người thân trong gia đình; biểu hiện qua mâm đồ cúng của mỗi gia đình đó chuẩn bị. Riêng với những cô hồn không có người thân, gia đình nên sẽ vất vưởng, đói khát. Vì thế chúng ta sẽ có mâm đồ cúng riêng dành cho các cô hồn.

Mâm đồ cúng dành cho các cô hồn còn được gọi với cái tên khác là mâm cúng chúng sinh. Đây là mâm cúng mang tính chất hành thiện, tích đức. Thực tế mâm cúng này được chuẩn bị là để cứu giúp cho những vong linh khốn khổ; không nơi nương tựa, lẻ loi không người nhớ đến. Có thể nói, mâm cúng cô hồn là một trong những lễ cúng không thể thiếu được của mỗi gia đình người Việt trong tháng 7 âm lịch. Đó cũng là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp được người dân Việt. Nó gìn giữ và lưu truyền từ bao nhiêu thế hệ cho đến ngày nay vẫn được tiếp diễn.

>>  Cách tổ chức sinh nhật cho bé

Thông thường khi các gia đình làm mâm cúng cầu siêu cho gia đình vào tháng 7 âm lịch; sẽ làm luôn mâm cúng chúng sinh. Tuy nhiên so với mâm cúng cầu siêu cho gia đình; thì mâm cúng chúng sinh không cầu kỳ bằng vì những lễ vật cần phải sắm sửa cúng đơn giản hơn.

Cần phải chuẩn bị các lễ vật gì cho mâm cúng cô hồn?

Cứ vào những ngày đầu tháng 7 âm lịch; chúng ta đều thấy nhà cúng chúng sinh và ngay tại các cửa chùa cũng thực hiện việc cúng chúng sinh để bố thí, làm phước cho những linh hồn vất vưởng nơi địa ngục lên trần gian. Theo quan niệm của nhà Phật; mâm cúng chúng sinh không được phép cúng đồ ăn mặn; vì điều đó có thể làm cho các cô hồn bị khơi dậy tính “tham, sân, si” ẩn ở bên trong. Do đó mà trong mâm cúng cô hồn thường chỉ sắm những lễ vật sau:

  • Trái cây ngũ quả (01 phần)
  • Hoa cúc kim cương (01 bó)
  • Nhang quế (01 bó)
  • Đèn cầy (02 ly)
  • Gạo (01 phần)
  • Muối (01 phần)
  • Rượu nếp mới (01 chai)
  • Nước cúng (01 chai)
  • Giấy cúng cô hồn (01 bộ)
  • Đường thẻ (01 phần)
  • Bánh kẹo, cốm, bim bim,…(01 phần)
  • Mía, cóc, ổi, đậu, khoai,…
  • Xôi gấc đậu xanh (06 phần)
  • Chè đậu trắng (06 phần)
  • Cháo trắng (06 phần)
  • Gà luộc (01 con kèm cháo, gỏi)
Đồ cúng cô hồn xong có ăn được không
Đồ cúng cô hồn xong có ăn được không

Tùy thuộc vào điều kiện về kinh tế của mỗi gia đình mà có thể sắm sửa lễ vật cúng chúng sinh tương ứng. Nếu có điều kiện có thể sắm quần áo chúng sinh và tiền vàng mã nhiều hơn; các loại bánh kẹo, bỏng, hoa quả cũng đa dạng hơn. Nhưng nếu không có điều kiện thì chỉ cần sắm vừa đủ về số lượng; quan trọng là chất lượng và tấm lòng thành của mình.

Mâm cúng cô hồn tháng 7
Mâm cúng cô hồn tháng 7

Trong số các lễ vật kể trên thì cháo loãng (cháo trắng), gạo và muối được xem là những thứ không thể thiếu được. Bởi theo quan niệm dân gian; những linh hồn vất vưởng bị đọa đày nơi địa ngục chỉ có thực quản rất nhỏ hẹp; nên các linh hồn này không thể nuốt được những thức ăn bình thường. Vì thế mà cháo trắng nấu loãng được coi là món ăn phù hợp nhất với các linh hồn. Bên cạnh đó thì cháo cũng là thực phẩm được làm từ gạo – loại lương thực truyền thống của gia đình Việt nên rất cần thiết cho cuộc sống, sức khỏe của con người.

Muối và gạo cũng là hai loại thực phẩm có mối quan hệ gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Việt. Vì từ thời khai sinh ra nền văn minh lúa nước thì con người không thể sống thiếu gạo và muối. Chính bởi những ý nghĩa tâm linh và giá trị về văn hóa quan trọng như vậy mà trong mâm cúng chúng sinh vào tháng 7 âm lịch, mâm cúng rằm tháng 7 bạn cần phải nhớ là chuẩn bị cháo trắng loãng và đĩa muối gạo.

>>  Mâm lễ cúng phá dỡ nhà cũ cần phải chuẩn bị ra sao?
Lễ vật cúng cô hồn rằm tháng 7
Lễ vật cúng cô hồn rằm tháng 7
[ mâm lễ cúng cô hồn | gạo và muối cúng xong làm gì | Cúng cô hồn rải muối hay gạo trước | Cúng cô hồn đốt giấy trước hay rải gạo, muối trước | cúng cô hồn trong nhà hàng ngoài sân | cúng cô hồn hàng tháng ]

Tìm hiểu khi cúng cô hồn rải muối hay gạo trước

Việc chuẩn bị mâm lễ cúng các cô hồn vào tháng 7 âm lịch thường được diễn ra vào buổi chiều tối. Vì theo người xưa truyền lại là nếu bạn cúng cô hồn vào ban ngày; thì các cô hồn sẽ không tới được để nhận lễ. Bởi ánh nắng mặt trời chiếu xuống sẽ khiến cho linh hồn bị tiêu tan.

Mâm cúng chúng sinh (cô hồn) thường được cúng ở ngoài sân hoặc ngoài hành lang, ban công tùy theo hoàn cảnh thực tế của mỗi gia đình. Các lễ vật đã sắm sửa cần được bày hết ra trên mâm (rải quần áo chúng sinh, tiền vàng, tiền thật xuống dưới rồi để bỏng, bánh kẹo, ngô, sắn, khoai luộc lên trên), cháo cũng được múc ra bát để trên mâm. 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc sẽ thắp 1 cây hương để thể hiện việc mình cúng đủ 4 phương 8 hướng.

Khi cúng cô hồn thì gia chủ sẽ tiến hành việc thắp nến, thắp hương lên, đọc bài khấn vái theo đúng mẫu văn khấn truyền thống. Chờ cho đến khi hết hương thì sẽ mang tiền vàng mã, quần áo chúng sinh đi hóa. Sau đó đem các món đồ cúng chúng sinh chia cho trẻ nhỏ hoặc bất cứ ai đi qua. Vì mọi người quan niệm rằng đồ cúng chúng sinh dành cho các cô hồn không nên đem vào nhà. Nên để cho trẻ nhỏ hoặc người lạ đến lấy là tốt nhất. Bởi điều này sẽ không làm lãng phí lương thực; lại thể hiện được rõ việc hành thiện của mình trong tháng cô hồn.

Cúng cô hồn rải gạo hay muối trước
Cúng cô hồn rải gạo hay muối trước

Cùng với việc đem vàng mã đi hóa và đem đồ cúng chúng sinh để ra bên ngoài cho mọi người tới lấy thì gia chủ còn phải tiến hành việc đem đĩa muối gạo ra rải khắp sân nhà mình hoặc rải ra ngoài đường. Đây được xem là công việc quan trọng và ý nghĩa của công việc này là cầu mong cho các vong linh, cô hồn được hài lòng, được no đủ và có thể siêu thoát khỏi kiếp địa ngục đọa đày.

Ngoài ra, việc rải gạo và rải muối còn mang thêm ý nghĩa khác. Đó là việc tưởng nhớ tới những cha ông đã khai sinh ra nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Đồng thời, tục lệ rắc gạo muối còn thể hiện sự cầu mong sức khỏe và may mắn.

>>  Mâm cúng mùng 2 Tết chuẩn phong tục Việt

Do gạo và muối thường được để chung một đĩa nên khi rải chúng ta cũng sẽ không tách gạo riêng hay muối riêng mà thường trộn chung gạo và muối lại rồi rắc đều ra phía trước sân nhà hoặc trước cửa nhà phía ngoài đường. Trong lúc vừa rắc muối gạo người rắc sẽ niệm “Nam mô a di đà phật, điều lành đem tới và điều dữ đem đi”. Cách làm này vừa để bố thí cho các cô hồn qua đường để họ nhận lấy lương thực lại vừa khiến cho các cô hồn sau khi nhận lương thực xong sẽ không ở lại để quấy nhiễu gia chủ nữa mà sẽ kéo đi chỗ khác thật xa.

Mâm cúng cô hồn nên tự chuẩn bị hay đặt mua?

Các lễ vật cần chuẩn bị cho mâm cúng cô hồn, lễ vật cúng rằm tháng 7 không quá cầu kỳ, phức tạp như một số lễ cúng khác. Đó chỉ là những lễ vật đơn giản; bạn có thể hoàn toàn tự mua sắm, chuẩn bị bày biện tùy theo quan niệm của mỗi gia đình. Nhưng hiện tại có nhiều người không có thời gian để đi mua sắm các lễ vật trong mâm cúng; nhất là không có thời gian nấu cháo trắng loãng. Do đó mà việc sử dụng dịch vụ mâm cúng của Đồ Cúng Nhân Tâm đang là lựa chọn hợp lý nhất; được nhiều người chọn lựa khi cúng chúng sinh (cô hồn) vào tháng 7 âm lịch.

Đặt mâm cúng rằm tháng 7 trọn gói
Đặt mâm cúng rằm tháng 7 trọn gói

Đồ Cúng Nhân Tâm sẽ cung cấp cho gia chủ mâm cúng chúng sinh. Với những lễ vật đầy đủ nhất theo yêu cầu với sự đảm bảo về cả số lượng, chất lượng và hình thức cũng như thời gian giao hàng. Bạn chỉ cần liên hệ đưa ra yêu cầu; còn lại mọi việc sẽ được Đồ Cúng Nhân Tâm thực hiện; và bạn chỉ cần xếp mâm lên tiến hành thắp hương cúng lễ.

Vậy là bạn đã biết được khi cúng cô hồn nên rải muối hay gạo trước; và việc đặt mâm cúng cô hồn không cần phải tự chuẩn bị. Hãy liên hệ với Đồ Cúng Nhân Tâm để nhận được báo giá chi tiết nhé. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp mâm cúng thôi nôi, đầy tháng, khai trương,… với đa dạng sản phẩm.

Thấy Là Thích chuyên cung cấp mâm cúng cô hồn trọn gói
[ Cúng cô hồn rải muối hay gạo trước | gạo muối sau khi cúng thì làm gì | cúng cô hồn đốt giấy trước hay rải gạo, muối trước | cách rải muối gạo sau khi cúng | cúng cô hồn lúc mấy giờ | nghi thức cúng cô hồn | bài cúng cô hồn ngoài sân | văn khấn cúng cô hồn | vu lan báo hiếu | cúng cô hồn mùng 2 16 | hướng dẫn cúng cô hồn rằm tháng 7 | gạo muối cúng cô hồn xong làm gì | mâm cúng cô hồn có ăn được không ]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *