Dù là đối với bất kỳ ngành nghề nào sẽ luôn có một ngày cúng giỗ tổ riêng. Vậy nên chuẩn bị mâm ngũ quả trái cây để cúng tổ nghề thế nào? Các lễ vật còn lại ra sao thì hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích dưới đây.
Mâm ngũ quả trái cây luôn là một lễ vật xuất hiện trong nhiều dịp lễ quan trọng. Và trong ngày cúng giỗ tổ của mỗi ngành nghề cũng không ngoại lệ. Vậy thì mỗi ngành nghề khác nhau; cách trình bày của mâm ngũ quả có khác nhau không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu thêm:
- Cúng đất đai mấy chén cơm?
- Bài văn khấn cúng đổ móng nhà
Ý nghĩa của việc cúng giỗ tổ nghề
Cúng giỗ tổ nghề là để bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đã có công sáng lập, gìn giữ, lưu truyền và phát triển ngành nghề này. Đây được coi là một nét đẹp văn hóa truyền thống; mang ý nghĩa uống nước nhớ nguồn ăn quả nhớ kẻ trồng cây mà ông cha ta truyền lại.
Tổ nghề hay còn được gọi là đức thánh tổ hay tổ sư. Hiện nay cả nước ta có khoảng hơn 2000 ngành nghề khác nhau; và trong số đó đã chiếm tới 60% các ngành nghề luôn tổ chức cúng giỗ tổ hàng năm. Họ có thể tổ chức ngay tại nơi họ làm việc; hoặc tại những đền thờ phụng tổ nghề; các nghi thức cúng kiến không chỉ đơn thuần là bày tỏ lòng biết ơn, sự tôn kính của mình; mà còn cầu mong các vị tổ nghề có thể phù hộ cho công việc được phát triển, buôn may bán đắt, suôn sẻ và hanh thông; tránh được những điều rủi ro, xui xẻo.
Ngày cúng giỗ tổ của một số ngành nghề đặc trưng ở Việt Nam
Mỗi ngành nghề thường sẽ có những ngày cúng giỗ tổ riêng; và dưới đây hãy cùng tham khảo một số ngành nghề đặc trưng tại Việt Nam; với những dịp cúng giỗ tổ nghề nhé!
- Ngày cúng giỗ tổ nghề sân khấu thường được diễn ra vào ngày 12 tháng 8 âm lịch mỗi năm.
- Ngày cúng giỗ tổ nghề thêu được tổ chức vào ngày 12 tháng 6 âm lịch hàng năm; đây cũng chính là ngày mất của Lê Công Hành – tức ông tổ nghề thêu.
- Ngày mùng 10 cho đến ngày 15 tháng 3 âm lịch chính là ngày giỗ tổ nghề buôn bán, kinh doanh; để tưởng nhớ công ơn của Chử Đồng Tử.
- Ngày giỗ tổ nghề may được diễn ra hàng năm vào ngày 12 tháng 12 âm lịch.
- Ngày giỗ tổ ngành thợ mộc được chia thành 2 đợt cúng lớn trong năm; đầu tiên là vào ngày 13 tháng 6 âm lịch; và lần tổ chức thứ hai là ngày 20 tháng 12 âm lịch.
Chưng mâm ngũ quả trái cây trong những dịp lễ cúng và ngày giỗ tổ nghề có ý nghĩa gì
Chắc chắn rằng bạn đã quá quen thuộc với lễ vật mâm ngũ quả trong mỗi dịp lễ; không riêng gì vào dịp lễ Tết mà mâm ngũ quả còn xuất hiện trong các mâm cúng đầy tháng thôi nôi cho bé, cúng động thổ xây nhà, dỡ nhà hay cúng khai trương; và đặc biệt hơn mâm ngũ quả cũng không thể thiếu trong dịp lễ cúng giỗ tổ nghề.
Theo truyền thống của người phương đông và truyền thống dân gian của người Việt Nam; mâm ngũ quả tức là có 5 loại trái cây, mỗi loại trái cây sẽ đại diện cho một yếu tố ở trong ngũ hành tạo nên vũ trụ đó chính là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Chúng có quan hệ tương sinh, tương khắc và hài hòa lẫn nhau. Nó tượng trưng cho sự sống, sinh sôi và nảy nở.
Bên cạnh đó, nhiều quan niệm cho rằng mâm ngũ quả còn đại diện cho những thành quả lao động đáng quý; thể hiện tinh thần ăn quả nhớ kẻ trồng cây và uống nước nhớ nguồn. Chính vì vậy mà mâm ngũ quả thường được dâng lên các vị tổ nghề tổ nghiệp trong ngày cúng giỗ tổ; thể hiện lòng thành kính, biết ơn và nhớ tới công lao của họ. Do đó mà trong các dịp lễ cúng giỗ tổ nghề; ngoài những lễ vật khác, người ta vẫn chuẩn bị một mâm ngũ quả rất thịnh soạn, đẹp mắt và mang nhiều ý nghĩa niềm tin trong đó.
Nên chuẩn bị mâm ngũ quả trái cây cúng giỗ tổ nghề thế nào
Mỗi ngành nghề thì sẽ có một ngày giỗ tổ nghề khác nhau; và có những phong tục tập quán khác nhau. Vì thế mà các lễ vật được chọn để cúng trong dịp lễ giỗ tổ nghề của từng ngành sẽ có những điểm riêng biệt; tuy nhiên đối với mâm ngũ quả trái cây thường sẽ không có sự khác biệt là mấy. Mâm ngũ quả ở từng vùng người ta có thể chọn những loại trái cây khác nhau. Vậy bạn có thể tham khảo một số loại trái cây cơ bản dưới đây; để có thể chuẩn bị một mâm ngũ quả hoành tráng nhất.
Một số loại trái cây được bày trên mâm ngũ quả ở miền Bắc
- Chuối: là một trong những loại trái cây đại diện cho hành Mộc; hình dạng của nải chuối làm người ta liên tưởng đến một bàn tay che chở. Chính vì vậy mà bạn có thể thường thấy nải chuối luôn là loại trái cây thường được đặt ở dưới; và nâng đỡ những loại trái cây khác ở trên. Do đó, mà chuối có thể tượng trưng cho việc con đàn cháu đống; sự sum vầy, sự quây quần bên nhau.
- Quả hồng hoặc quả quất: với màu sắc tươi tắn 2 loại quả này đại diện cho hành hỏa; biểu trưng cho sự may mắn thịnh vượng và những điều tốt đẹp.
- Quả bưởi hoặc phật thủ: biểu trưng cho hành thổ; hai loại quả này thể hiện mong muốn những điều thịnh vượng thu hút tài lộc, phát triển và mang đến nhiều sự an khang.
- Quả lê trắng: là một loại trái cây đại diện cho hành kim; quả có vị ngọt thanh, ăn rất giòn;cũng chính vì sự ngọt ngào này mà người ta cho rằng lê trắng sẽ giúp mọi chuyện suôn sẻ và thuận lợi hơn, thu hút về sự phát tài phát lộc.
- Nho: đại diện cho hành thủy; biểu trưng cho những thứ xum xuê, đủ đầy; đem lại nhiều may mắn, phát triển hơn trên con đường sự nghiệp.
Một số loại trái cây được bày trên mâm ngũ quả của người miền Trung
Đối với người miền Trung thì họ thường chuẩn bị mâm ngũ quả khá đơn giản. Có thể cũng vì lý do điều kiện thiên nhiên ở đây khá là khắc nghiệt; không tiện cho nhiều loại trái cây sinh trưởng và phát triển. Do đó mà người miền Trung thường hay ai sử dụng những loại trái cây “cây nhà lá vườn” có gì thì cũng đấy. Ngoài ra thì ở miền Trung cũng chịu sự giao thoa; ảnh hưởng của hai miền Bắc và Nam nên mâm ngũ quả thường sẽ có những loại trái cây như là chuối, bưởi, thanh long, dừa, đu đủ hay mãng cầu.
Mâm ngũ quả ở miền Nam thường có những loại trái cây gì
Người miền Nam thường bày mâm ngũ quả theo cách phát âm của một số loại trái cây. Chúng mang những ý nghĩa may mắn và tốt đẹp. Năm loại trái cây thường thấy đó chính là mãng cầu, dừa, quả sung, quả xoài và đu đủ. Theo như cách phát âm của người miền Nam thì năm loại trái cây này được biến âm thành “cầu dừa đủ xài sung”. Nghe câu này chắc hẳn chúng ta cũng sẽ đoán ra được ngụ ý mà người miền Nam muốn gửi gắm vào mâm ngũ quả; đó chính là cầu cho mọi điều vừa ý, như ý, mọi chuyện tốt đẹp; việc chi tiêu vật chất có thể dư giả đủ xài mà không thiếu thốn; và cuối cùng đó chính là sự sung túc ở trong mọi mặt.
Bên cạnh đó thì người miền Nam còn kiêng kỵ một số loại trái cây không dùng để cúng. Phải kể đến là chuối (chúi nhủi, mọi chuyện khó có đà phát triển tốt hơn); Lê trắng (Lê lết, khó mà thành công, thịnh vượng được).
Mỗi một miền thì sẽ có những phong tục tập quán khác nhau và có những điều kiện thiên nhiên riêng biệt. Chính vì vậy mà tùy vào quan điểm của mỗi người, bạn có thể linh động chuẩn bị một mâm ngũ quả thịnh soạn để dâng lên Đức thánh tổ vào ngày giỗ tổ nghề nhé.
Ngoài chuẩn bị mâm ngũ quả ra chúng ta còn cần chuẩn bị những lễ vật gì để cúng giỗ tổ nghề
Tùy thuộc vào từng ngành nghề mà sẽ có những lễ vật cúng khác nhau, tuy nhiên một mâm cúng giỗ tổ nghề về cơ bản thì không thể thiếu sót những lễ vật này.
- Trước tiên đó chính là chuẩn bị một mâm ngũ quả (chọn trái cây tươi, không héo úa)
- Hoa tươi (nên chọn những loại hoa mang ý nghĩa may mắn, thường là hoa lay ơn, hoa đồng tiền,…)
- Một con gà luộc hoặc là heo sữa quay
- Một bộ tam sên
- Bánh chưng hoặc là bánh tét (tùy vào mỗi vùng miền)
- Bánh kẹo
- Heo quay bánh hỏi (tùy vùng miền)
- Xôi, chè
- Nến, nhang, nước, trà, rượu, giấy tiền vàng bạc, muối gạo…
Việc cúng giỗ tổ nghề cần chuẩn bị kỹ lưỡng từ lễ vật cúng cho đến các nghi thức tiến hành. Chuẩn bị mâm cao cỗ đầy hay chỉ là một mâm cúng đơn giản tùy thuộc vào điều kiện của mỗi người nhưng quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm, phải có lòng thì tổ nghề mới chứng giám và phù hộ. Do đó, khi đọc văn khấn cần đọc chậm rãi, to, rõ ràng và đặt vào đó sự tôn kính, lòng biết ơn.
Tại sao bạn nên chọn dịch vụ cung cấp mâm cỗ cúng trọn gói cho ngày cúng giỗ tổ nghề?
Vì để có thể tiết kiệm thời gian cũng như là tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả thì thường vào ngày cúng giỗ tổ nghề người ta hay chọn loại hình dịch vụ cung cấp mâm cỗ cúng trọn gói thay vì tự làm. Nếu như bạn vẫn còn đang băn khoăn, loay hoay để tìm một địa chỉ uy tín cung cấp mâm cỗ cúng cho ngày giỗ tổ được thịnh soạn và chỉnh chu hơn thì bạn có thể tham khảo tại Thấy Là Thích.
Chúng tôi chuyên cung cấp những mâm cỗ cúng theo yêu cầu của quý khách hàng, có thể để đặt lễ vật chay hoặc mặn tùy ý, đặt các món lẻ hoặc đặt mâm trọn gói. Các món ăn đều được làm rất công phu, kỹ lưỡng, ngon, sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm và đặc biệt hơn là gói dịch vụ sẽ giúp bạn bày trí một mâm cỗ cúng đúng nghi thức và đẹp mắt. Để có thể biết thêm thông tin chi tiết và tham khảo nhiều hơn về các loại mâm cỗ cúng trọn gói; xin vui lòng tham khảo tại website của Thấy Là Thích.
[ Cách chuẩn bị ngũ quả cúng tổ nghề | Mâm ngũ quả cúng tổ nghề | hướng dẫn chuẩn bị ngũ quả cúng tổ nghề | ngũ quả cúng tổ nghề | đặt mâm ngũ quả cúng tổ nghề | mâm cúng giỗ tổ nghề trọn gói | đồ cúng trọn gói | Thấy Là Thích ]