Mâm cúng cô hồn tháng 7 gồm những gì?

Hàng năm cứ vào tháng 7 âm lịch là người dân Việt lại chuẩn bị rất nhiều những công việc khác nhau dành cho tháng lễ Vu Lan hay là tháng xá tội vong nhân.

Từ bao đời nay tháng lễ Vu Lan không chỉ dành riêng cho tổ tiên ông bà cha mẹ để con cái thể hiện sự báo hiếu của mình; đó còn là tháng chúng ta thể hiện tấm lòng của mình với tha nhân nữa. Họ là người sống trên trần gian gặp hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh; đó còn là những linh hồn vất vưởng nơi địa ngục. Tấm lòng vị tha, bố thí mà chúng ta dành cho những linh hồn lang thang, cô độc; được thể hiện rất rõ qua mâm cúng cô hồn. Và nếu bạn không biết mâm cúng cô hồn tháng 7 gồm những gì, cách cúng như thế nào mới đúng thì hãy đọc bài viết sau.

Cúng cô hồn rằm tháng 7 mấy cây nhang mới đúng

Tìm hiểu thêm:

  • Cúng giỗ tổ nghề mộc được chuẩn bị như thế nào?
  • Bài văn khấn cúng cô hồn rằm tháng 7

Đôi nét về phong tục cúng cô hồn tháng 7

Việc cúng cô hồn vào tháng 7 hàng năm được diễn ra từ ngàn đời nay; và năm nào cũng được tổ chức nên có lẽ không người Việt Nam nào là không biết đến phong tục cúng này. Nhưng biết rõ đến đâu thì không ai dám chắc; vì có thể chúng ta nghe được thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

Nhưng dù có từ nguồn tin nào thì đều xuất phát từ quan niệm lâu đời của người Việt là con người gồm có 2 phần; 1 là phần hồn và 1 là phần xác. Sau khi con người chết đi thì phần hồn sẽ lìa khỏi phần xác. Nếu trong thời gian sống trên trần thế; con người sống tích phúc, tích thiện thì khi chết sẽ được đến miền cực lạc. Còn nếu khi sống làm nhiều việc ác; thì phần hồn đó sẽ bị đày xuống địa ngục để chịu đọa đày. Các vong hồn khi ở địa ngục sẽ dễ trở thành quỷ đói vất vưởng và lang thang đi khắp nơi để quấy rối con người.

Cúng cô hồn tháng 7 gồm những lễ vật gì?

Vào tháng 7 âm lịch thì Diêm Vương sẽ mở cửa địa ngục; để cho các vong hồn dưới địa ngục được phép lên trần gian thụ lộc do con người cúng bái. Nhưng không phải vong hồn nào cũng có người thân cúng bái; cho nên họ trở thành các cô hồn lang thang, vất vưởng, vô cùng tội nghiệp. Những cô hồn này thường không được ăn uống, luôn bị đói rách nên thường đi quấy phá mọi người; mang đến cho con người sự sợ hãi, xui xẻo và nhiều điều không may mắn.

>>  Tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé ở đâu, bên nội hay bên ngoại?

Xuất phát từ điều này mà người Việt có quan niệm là phải làm lễ cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch. Trong tháng này đa phần sẽ tránh tiến hành những công việc lớn như cưới hỏi, xây nhà…mà chỉ làm những việc có liên quan đến yếu tố tâm linh nhiều hơn.

Tìm hiểu ý nghĩa của lễ cúng cô hồn

Trong văn hóa của người Việt; con người khó mà tránh gây ra tội lỗi và những lỗi mà con người đã làm ra thì sẽ có Trời phán xét, luật Nhân – Quả khó mà thoát; nên bất cứ ai cũng sẽ phải chịu quả báo. Dù cho xuống dưới địa ngục thì linh hồn của người mắc lỗi vẫn phải gánh nghiệp do tội lỗi mình gây. Tuy nhiên dù có tội nặng đến đâu thì cúng có được ít nhất là một ngày xá tội. Và ngày xá tội đó chính là vào tháng 7 âm lịch hàng năm.

Vào thời điểm này những cô hồn lang thang sẽ có được quần áo để mặc, bữa cơm để ăn nhờ vào sự bố thí của người khác. Tháng 7 âm lịch mọi người đều chuẩn bị mâm lễ cúng cô hồn. Cô hồn sẽ không phải tranh giành nhau miếng cơm hay quần áo nữa. Có thể nói, đứng trên yếu tố tâm linh hay văn hóa thì mâm lễ cúng cô hồn được được khởi phát từ chữ “Tâm” mà ra. Bởi có tâm thì chúng ta mới quan tâm đến những cô hồn vất vưởng. Có tâm thì chúng ta mới thấu hiểu hết được ý nghĩa nhân văn của lễ cúng cô hồn tháng 7.

Mâm cúng cô hồn tháng 7

Tuy lễ cúng cô hồn không cần phải sắm sửa nhiều lễ vật; những điều chúng ta thể hiện ở đây đó chính là tấm lòng của mình đối với các cô hồn, các chúng sinh không nơi nương tựa, không người thân cúng bái. Điều này khiến cho tâm của mỗi người chúng ta tìm thấy sự an yên và niềm vui khi được làm phúc; được bố thí mặc dù mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy.

Chính xuất phát từ những ý nghĩa nhân văn, sâu sắc này; mà dù đã trải qua bao nhiêu đời, qua hàng ngàn năm thì tục cúng lễ cô hồn vào tháng 7 âm lịch vẫn được duy trì, gìn giữ và phát triển tại nhiều gia đình của người Việt. 

Không cúng cô hồn có được không?

Câu hỏi không cúng cô hồn tháng 7 có được không; đã làm dấy lên rất nhiều những ý kiến trái chiều khác nhau. Bởi thực tế cúng cô hồn vào tháng 7 vẫn được tồn tại. Chúng ta biết đến như một điều tất nhiên cần phải thực hiện; mà không phải ai cũng hiểu hết được tính nhân văn và ý nghĩa quan trọng của lễ cúng này. Đó là chưa kể tới việc giới trẻ hiện nay bị tiếp nhận quá nhiều những thông tin ngoài luồng khiến. Họ không còn cảm nhận được nét đẹp trong lễ cúng cô hồn.

>>  Sự tích tết trung thu có những tích nào?

Thật ra khó có thể đưa ra được câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Bởi nếu đứng trên yếu tố về tôn giáo thì những người theo đạo Công giáo hay đạo Cao Đài…không có tục lệ cúng cô hồn tháng 7. Đa phần những người theo đạo Phật giáo mới làm lễ cúng cô hồn. Mà hiện tại thì số lượng người theo đạo Phật ở nước ta chiếm tỷ lệ lớn. Vì vậy chúng ta thấy nhiều người cúng cô hồn là thế.

Không ai nói rằng nếu không cúng cô hồn tháng 7 thì chúng ta sẽ bị gặp xui xẻo hay bất cứ vấn đề gì. Việc cúng cô hồn chỉ là khởi phát từ tấm lòng của mỗi người; vì đây là cúng lễ cho những vong hồn vất vưởng, lang thang; nên có cúng lễ cô hồn hay không tùy thuộc vào suy nghĩ, quan niệm và cái tâm của mỗi người.

Mâm cúng cô hồn tháng 7 thường gồm những gì?

Theo quan niệm của Đạo Phật truyền lại thì mâm cúng cô hồn chỉ được cúng các lễ vật là đồ chay. Tuyệt đối không được cúng đồ mặn vì nếu cúng đồ mặn sẽ làm cho các vong hồn khơi dậy tính “tham, sân, si” . Điều này gây nên sự nhiễu nhương, quấy rầy mọi người trên thế gian, nhất là những người yếu bóng vía.

Các lễ vật cần chuẩn bị trong mâm cúng cô hồn không quá cầu kỳ về mặt hình thức. Số lượng cũng không quá nhiều. Mỗi gia đình khi cúng cô hồn chỉ cần sắm sửa các lễ vật phổ biến sau:

  • Đĩa đựng muối và gạo (có thể đựng chung trong 1 đĩa hoặc tách riêng)
  • Đĩa đựng trái cây (nên chọn 5 loại trái cây khác nhau)
  • Cốc nến (2 cốc)
  • 1 bó nhang (hương)
  • Lọ hoa tươi (cắm số bông lẻ)
  • Bộ tiền vàng mã
  • Một ít tiền lẻ mà hiện nay chúng ta vẫn đang dùng với các mệnh giá
  • 1 nồi cháo trắng loãng (có thể để nguyên trong nồi hoặc múc ra bát)
  • Mía tươi để nguyên cả tấm và còn nguyên vỏ, chặt thành từng khúc nhỏ 15cm
  • 1 mâm với nhiều loại bánh kẹo;
  • Trên mâm bánh kẹo đó sẽ có thêm sự xuất hiện của ít ngô luộc (đã được cắt thành từng khúc nhỏ); sắn luộc (cũng được cắt khúc); khoai luộc (có thể chọn khoai lang hoặc khoai sọ)
  • Quần áo cúng chúng sinh bằng giấy có nhiều kích thước, màu sắc khác nhau

Dù để cúng cho cô hồn nhưng bạn cần phải nhớ rằng các lễ vật này vẫn cần phải được mua sắm một cách chu đáo. Và bày biện trên một chiếc mâm hoàn chỉnh trước khi bắt đầu tiến hành lễ cúng. Các lễ vật trong mâm cúng cô hồn là điều biểu hiện rõ nhất cái tâm của người cúng; và tấm lòng từ bi hướng thiện của họ đối với những cô hồn đang chịu đọa đày nơi địa ngục.

>>  Ngày lễ báo hiếu cha mẹ là ngày nào?
Lễ vật cúng cô hồn rằm tháng 7
Lễ vật cúng cô hồn rằm tháng 7

Cách cúng cô hồn tháng 7 theo truyền thống

Từ xưa đến nay ông cha ta đều truyền lại những chuẩn mực cần phải thực hiện trong việc cúng cô hồn; và chúng ta nên làm theo chuẩn mực đó để có được sự an tâm khi tiến hành lễ cúng.

Thời gian để tiến hành việc cúng cô hồn tháng 7 diễn ra từ ngày mùng 2 âm lịch cho đến hết 12h trưa ngày 15 tháng 7; nên trong khoảng thời gian này bạn có thể cúng cô hồn vào ngày nào cũng được. Bạn nên lưu ý là giờ để cúng cô hồn sẽ khác biệt so với các lễ cúng khác. Nếu như các lễ cúng khác thường cúng vào ban ngày; thì cúng cô hồn sẽ diễn ra từ 17 – 19h mỗi ngày. Bởi ông cha ta quan niệm là vào thời gian đó không có ánh sáng mặt trời; nên các cô hồn có thể đến thụ lộc mà không sợ bị tiêu tan linh hồn.

Mâm cúng cô hồn luôn phải đặt ở phía trước cửa nhà; nên đặt ngoài trời hoặc nếu không có đủ điều kiện thì phải đặt ở ban công hoặc vỉa hè. Vì khi cúng lễ ở đó thì các cô hồn mới có thể đến để thụ lộc. Đến đúng giờ gia chủ sẽ đốt nến, thắp hương và đọc bài văn khấn theo đúng truyền thống; dành cho việc cúng lễ cô hồn rồi vái lạy 3 vái. Chờ cho đến khi hương hết thì gia chủ mang gạo, muối rắc ra ngoài đường ở nhiều phía khác nhau; và đem vàng mã đi hóa. Riêng phần lộc thì nên để trẻ con đến lấy đi, không nên mang vào nhà.

Nếu bạn có nhu cầu muốn đặt mâm cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch; thì hãy liên hệ với Đồ Cúng Nhân Tâm để có được mâm cúng với các lễ vật đầy đủ về số lượng, chuẩn bị chu đáo về hình thức; và giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức khi quá bận rộn mà vẫn có sự an yên trong tâm hồn.

Qua bài viết bạn đã biết được đôi điều về mâm cúng cô hồn tháng 7. Liên hệ ngay với Đồ Cúng Nhân Tâm để nhận được tư vấn cụ thể nhé.

[ cúng cô hồn | mâm cúng cô hồn | cúng cô hồn rằm tháng 7 | hướng dẫn cúng cô hồn tháng 7 | không cúng cô hồn tháng 7 có được không | cúng cô hồn tháng 7 cúng chay hay mặn | mâm ngũ quả cúng cô hồn | đồ cúng trọn gói | mâm cúng cô hồn trọn gói | Thấy Là Thích ]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *