Cúng cô hồn xong có ăn được không? Cách cúng cô hồn đúng chuẩn tránh rước vong vào nhà

Lễ cúng cô hồn là một trong những lễ cúng được người dân ta quan tâm; và thường được diễn ra vào ngày rằm tháng Bảy (15/7) hàng năm. Vậy cúng cô hồn xong có ăn được không?

Mâm lễ cúng cô hồn cũng cần được chuẩn bị một số thức cơ bản; và có những quy định riêng về thức cúng cô hồn. Vậy sau khi cúng cô hồn xong có ăn được không; và nên cúng cô hồn như thế nào để đúng cách tránh rước vong vào nhà; hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Đồ cúng cô hồn xong có ăn được không
Đồ cúng cô hồn xong có ăn được không

Tìm hiểu thêm:

  • Mâm cúng cô hồn mùng 2 và 16 hàng tháng
  • Cúng cô hồn đốt mấy cây nhang mới đúng?

Tìm hiểu về lễ cúng cô hồn ngày rằm tháng Bảy

Lễ cúng cô hồn là gì? Tại sao lễ cúng cô hồn lại diễn ra vào ngày rằm tháng Bảy. Và những lễ vật trong mâm cúng cô hồn ra sao?

Lễ cúng cô hồn là gì?

Lễ cúng cô hồn hay lễ cúng thí thực; tức là lễ cúng ban ơn, ban phát đồ ăn cho những vong hồn vất vưởng, không nơi nương tựa; vẫn đang lẩn quẩn chốn trần gian; mà chưa được siêu thoát. Những vong hồn đó thực sự rất đáng thương; không có nơi ăn chốn về và thường xuyên bị đói bị khát. 

Cũng chính bởi vậy mà oán hận của những vong hồn tăng cao; thường xuyên quấy phá nhà gia chủ nào hợp vía và có những tác động vô hình đến cuộc sống của con người. Bởi vậy, lễ cúng thí thực hàng năm vẫn được diễn ra thường xuyên; không chỉ thể hiện lòng thành, tiếc thương của gia chủ tới những vong hồn; ban phát đồ ăn cho họ mà còn là lời cầu mong các vong hồn sớm được siêu thoát, đầu thai, không còn lang bạt chốn hồng trần nữa. 

Mỗi địa phương lại có tập tục cúng cô hồn khác nhau không nơi nào giống nơi nào. Có nơi bày biện mâm cúng ra ngoài đường, ngoài sân và thực hiện nghi thức cúng như bình thường. Có nơi lại có tục cướp giật đồ cúng trong mâm cúng cô hồn; nghĩa là người sống sau khi làm lễ cúng xong sẽ giành giật các đồ lễ trong mâm cúng. Họ cho rằng đồ lễ giành được càng nhiều; thì tức là họ đã mua chuộc được càng nhiều vong hồn; có thể sai bảo được các vong hồn vất vưởng không quấy quả gia đình mình. 

Ngày cúng cô hồn được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng Bảy. Vì đây được xem là thời điểm có âm khí thịnh nhất trong năm. Tháng Bảy vẫn được xem là tháng cô hồn. Các vong hồn được thả từ chốn địa ngục để tự do đi lại trên trần gian. Ngày rằm tháng Bảy là ngày trăng sáng nhất được xem là ngày có âm khí mạnh nhất. 

>>  Cúng giao thừa gà quay vào trong hay ra ngoài, Cách đặt gà trên mâm cúng

Cúng cô hồn được xem là truyền thống tốt đẹp của dân gian ta. Chúng giống như một hành động ban phát ân đức; mong cho những vong hồn đã khuất được xá tội và sớm siêu thoát.

Chuẩn bị những thức cúng trong mâm cúng cô hồn gồm những gì?

Mâm cúng cô hồn nhìn chung đề gồm những thức cúng cơ bản sau đây:

  • 1 đĩa muối gạo

Gạo, muối là những thức cúng trừ tà, xua đuổi những điều đen đủi. Sau khi cúng cô hồn xong thì gia chủ sẽ lấy đĩa muối gạo; để rắc ra tứ phía ý muốn tránh vận đen vào nhà. 

  • 12 chén cháo loãng hoặc 3 vắt cơm
  • Nước mía

Cháo loãng, nước mía là những thức cúng được các vong hồn rất thích. Vì đây là các đồ dễ nuốt. 

  • 12 cục đường thẻ
  • Giấy áo, tiền vàng trọn bộ

Cúng giấy tiền để người âm có thêm lộ phí để đi đường, có thêm quần áo mặc để không phải mặc quần áo rách nữa. 

  • Mía chặt từng khúc, để nguyên vỏ
  • Bánh, kẹo
  • Bỏng ngô, bỏng gạo

Cúng bỏng ngô, bỏng gạo là dành cho những vong hồn là sinh linh bé nhỏ; chỉ có thể ăn những thức cúng như vậy. Ngoài ra, gạo là thức ăn chủ đạo trong các mâm cơm của người Việt ta. Cúng gạo với ý muốn các vong hồn sẽ được no lâu. 

  • Khoai lang luộc, sắn luộc, ngô luộc
  • Mâm ngũ quả

Đĩa trái cây, ngũ quả là cần thiết để các linh hồn cũng được hưởng cây trái thơm ngon. 

  • 3 ly nước, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ

Hương nhang, đèn là những thức khi đốt nến có thể gọi người âm về thụ hưởng lễ vật nên đây là đồ cúng lễ không thể thiếu trong bất kì mâm cúng nào. 

Lưu ý tuyệt đối không được cúng các thức đồ mặn. Vì có thể khơi gợi lên lòng tham sân si của các vong hồn; khiến họ tiếp tục lưu luyến trần gian mà không thể siêu thoát. 

Đồ lễ cúng cô hồn xong có ăn được không?

Nhiều người vẫn ngại và thậm chí không dám ăn đồ cúng cô hồn. Vì theo quan niệm của dân gian ta thì ăn thức cúng cô hồn có thể rước vong vào nhà của gia chủ và mang lại những điềm xấu. 

Có rất nhiều tranh cãi khác nhau về việc có nên ăn đồ cúng cô hồn. Họ không có người đưa ra lý do có thể ăn được đồ cúng cô hồn như:

Thứ nhất, đồ cúng cô hồn cũng là những thức cúng tươi ngon; chọn mua ở địa chỉ uy tín chứ không hề chọn thức ôi thiu. Vì vậy, gia chủ có thể ăn như những thức cúng bình thường khác. 

>>  Mâm cúng giỗ tổ nghề tóc – nail nên chuẩn bị thế nào?

Thứ hai, người Việt Nam ta từ xưa đến nay vẫn có truyền thống tiết kiệm, không lãng phí đồ ăn. Nếu chỉ vì những nỗi sợ vô căn cứ mà bỏ phí đồ ăn thì rất đáng tội. Bởi còn biết bao người không có đồ ăn đang phải chịu đói, chịu khát. 

Thứ ba, đồ cúng được bày ở nơi cao ráo, thường bày trên bàn. Đây cũng là là những thức tươi ngon nên đảm bảo được độ sạch sẽ, an toàn.

Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng thức cúng cô hồn sau khi cúng cô hồn xong. Không cần lo ngại bất cứ vấn đề gì dựa trên cơ sở khoa học.

Cúng cô hồn ngày nào? Mâm cúng cô hồn tháng 7 chuẩn bị lễ vật tươm tất và đầy đủ
Cúng cô hồn ngày nào? Mâm cúng cô hồn tháng 7 chuẩn bị lễ vật tươm tất và đầy đủ

Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người ngại và không ăn đồ cúng cô hồn. Vì những quan niệm về tâm linh đã ăn sâu trong tiềm thức. Bởi thức cúng cô hồn chủ yếu là cho những vong hồn lang thang, vất vưởng tranh giành nhau ăn. Họ là những người không rõ danh tính chứ không phải các đấng thần linh, gia tiên như trong những mâm cúng khác. 

Hơn nữa thì bằng mắt thường chúng ta cũng có thể thấy được nhiều mâm cúng cô hồn được đặt ở ngoài đường. Có nơi còn đặt dưới nền đất bụi bặm chứ không được bày ở nơi cao ráo nên dễ bị côn trùng, kiến bọ bâu vào. Điều này làm thức cúng nhanh hỏng, trở nên mất vệ sinh và được khuyên là không nên sử dụng. 

Ngoài ra mâm cúng cô hồn cũng chỉ có những bát cháo loãng và cơm thường nên nhiều người cũng sẵn sàng bỏ đi. 

Những gói bánh kẹo, mía còn nguyên vỏ vẫn được đảm bảo vệ sinh thì có thể được đem đi cho. Tránh bỏ những đồ lễ cúng vứt đi vì đó lãng phí đồ ăn.

Khi cúng cô hồn cần lưu ý những gì để tránh rước vong vào nhà?

Có những lưu ý mà khi cúng cô hồn chúng ta cần đặc biệt lưu ý để tránh rước vong vào nhà:

Lưu ý về địa điểm, thời gian cúng cô hồn

Cúng cô hồn phải tuyệt đối tránh cúng trong nhà mà phải tổ chức cúng ở ngoài trời thường là ngoài sân của gia chủ hoặc bày biện ra hẳn ngoài đường.

Trong nhà chỉ được phép thờ cúng các vị thổ địa, thần linh và cúng gia tiên chứ không được cúng những vong hồn vất vưởng không tên tuổi. Hơn nữa, trong nhà luôn có các vị thần linh và gia tiên canh giữ nên chắc chắn các vong hồn vất vưởng sẽ không thể vào nhà để ăn các thức đồ cúng. 

Và nếu không may các cô hồn có thể vào nhà thì đây sẽ là điềm xui xẻo đối với gia chủ. 

Cúng cô hồn nên được diễn ra vào buổi chiều tối ngày rằm tháng bảy; thay vì buổi sáng sớm hay trưa chiều. Vì buổi chiều tối là thời điểm ánh sáng yếu đi, âm khí thịnh. Đây cũng là khi các vong hồn dễ dàng đi lại trên dương thế. Nhất là khi trời chập choạng tối và chuyển giao giữa ban ngày và ban đêm. 

>>  Hướng dẫn chuẩn bị làm tiệc đầy tháng cho bé đầy đủ, chi tiết nhất

Các cô hồn sẽ đi lang thang trên dương thế và có thể nhận được đồ lễ cúng từ gia chủ.

Những điều cần lưu ý trong khi tổ chức lễ cúng

Khi tổ chức lễ cúng cô hồn vào rằm tháng Bảy, gia chủ cần lưu ý một số điều sau trong nghi thức cúng lễ:

  • Thái độ nghiêm túc thể hiện sự tôn trọng với những vong hồn đang hưởng lễ vật. Tuyệt đối không được nghĩ đây không phải thần linh cũng không phải gia tiên trong nhà nên không cần phải thái độ trang nghiêm. Những người có thái độ bất kính, cợt nhả sẽ dễ bị các vong hồn quấy phá, ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền tài thậm chí là tính mạng. 
  • Không để trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai, người già lại gần mâm cúng cô hồn. Vì những đối tượng này có sức khỏe yếu hơn, còn trẻ con có thể nhìn thấy ma quỷ nên sẽ dễ bị ma quỷ trêu đùa. 
  • Không nên để bất cứ ai đứng trước lối ra vào trong khi hành lễ vì thứ nhất, người âm cũng như người dương, cần có lối vào để nhận đồ cúng và có thể rời khỏi sau khi đã nhận đồ lễ xong chứ không lưu lại trong nhà gia chủ. 

Lưu ý cách mời vong sau khi cúng cô hồn tránh để vong vào nhà 

Sau khi cúng cô hồn xong và hương cháy gần hết thì gia chủ cần đem rắc gạo, muối, cháo loãng ra khắp 4 phương để tiễn vong linh đi, chứ không nên để những thức cúng đó còn tồn đọng, vong sẽ tưởng còn tiếp những đồ lễ cúng khác và ở lại chờ đợi.

Giấy tiền vàng mã cũng cần đốt hết để vong linh nhận được chứ không nên giữ lại. Vì vong linh biết có thức cúng mà chưa được nhận thì sẽ chưa chịu rời đi. 

Cúng cô hồn nên cúng nhanh, chỉ trong vòng 1 nén hương hoặc ½ nén hương. Không nên duy trì quá lâu và để mâm cúng đến tận tối muộn sẽ không tốt vì khi đó các vong có nhiều thời gian để “thăm quan” nhà bạn hơn. 

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, đưa ra những lý do để bạn quyết định có nên ăn đồ cúng cô hồn không. Quý khách hàng có thể tham khảo dịch vụ đồ cúng tại Thấy Là Thích để có được mâm cúng cô hồn đúng chuẩn, đầy đủ nhất với giá thành phải chăng nhất. 

[ Cúng cô hồn xong có ăn được không | lễ cúng cô hồn | hướng dẫn cúng cô hồn hàng tháng | cúng cô hồn mùng 2 và 16 hàng tháng | cúng cô hồn rằm tháng 7 | cúng rằm tháng 7 | lưu ý khi cúng cô hồn tháng 7 | cúng cô hồn cúng chay hay mặn | lễ cúng phóng sinh | mâm lễ phóng sinh | vu lan | Thấy Là Thích ]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *