Cách đặt gạch móng nhà sao cho đúng?

Những lưu ý khi đặt gạch móng nhà cho công trình của mình mà không phải ai cũng biết.

Lễ động thổ hay thường gọi là lễ đặt gạch móng nhà là một nghi lễ quan trọng trong đời sống của người Việt Nam. Dù bạn đang làm nghề gì, vị thế xã hội ra sao; nhưng khi tiến hành xây dựng một công trình dù to dù nhỏ thì bạn đều làm nghi lễ cúng đặt gạch móng nhà. Việc tiến hành nghi lễ này đã được duy trì từ xưa tới nay; và ăn sâu vào trong phong tục tập quán của người Việt Nam. Nhưng cần chuẩn bị những gì và cách đặt gạch móng nhà chuẩn ra sao; thì không phải ai cũng thực hiện đúng và đầy đủ. Vậy khi đặt gạch móng nhà cần chuẩn bị và lưu ý những điều gì?

Lễ vật mâm cúng động thổ xây nhà Combo-1

Tìm hiểu thêm:

  • Cúng thôi nôi cho bé ở nhà trọ có được không?
  • Ngày lễ báo hiếu cha mẹ là ngày nào?

Lễ đặt gạch móng nhà là gì? Nguồn gốc từ đâu?

Do Việt Nam đã từng là thuộc địa của Trung Quốc trong suốt một thời gian dài; nên hầu hết các phong tục, lễ nghi hiện nay của Việt Nam đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Lễ đặt gạch móng nhà cũng là một nghi lễ như vậy. Theo lịch sử Trung Quốc thì lễ động thổ hay thường gọi là lễ đặt gạch móng nhà có bắt nguồn từ thời Vua Hán Vũ, 113 năm trước Công Nguyên. Sách cổ Trung Quốc nói rằng, vào năm Mậu Thìn của thời điểm đó; nhà vua thấy triều đình lúc bấy giờ chỉ có nghi lễ tế Trời mà không có nghi lễ tế Đất. Ngay sau đó nhà vua đã triệu tập quần thần tổ chức một buổi Lễ Hậu Thổ để tạ ơn thần Xã Tế hay thường gọi là Thần Đất.

Từ đó Lễ đặt gạch móng nhà được tổ chức sau ngày mùng 3 Tết hàng năm. Lễ động thổ thường có lễ cúng Thổ thần để xin phép thần linh; cho phép bắt đầu động đến đất trong năm tới. Chính vì thế mà lễ động thổ sẽ có nghi thức đào xới đất cát; với mong muốn thần linh phù hộ cho người dân làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn, thuận lợi.

Trong suốt quá trình diễn ra buổi lễ, các chủ tế và bồi tế là các bậc lão làng và quan viên sẽ là người chịu trách nhiệm thực hiện nghi thức cúng thần Đất. Lễ vật dâng lên thần Đất thường là rượu, chè, hương đăng, tiền vàng mã và y phục. Trước khi kết thúc nghi lễ chủ tế sẽ cuốc nhiều nhát xuống đất và lấy một cục đất đặt lên bàn thờ. Hành động này mang ý nghĩa là xin thần Đất cho phép người dân được động thổ.

>>  Lễ cúng chuyển bếp mới: Cách thức chuẩn bị và mẫu bài văn khấn

Ngày nay, lễ đặt gạch không còn được tổ chức cố định và thường niên như trước kia nữa. Ngoài những người nông dân muốn thực hiện nghi lễ cầu mong mùa màng bội thu thì những người làm trong xây dựng công trình cũng thực hiện nghi lễ này.

Ý nghĩa của lễ đặt gạch móng nhà là gì?

Ngày nay khi xây dựng bất kỳ một công trình nào; người ta đều thực hiện nghi lễ này vì họ quan niệm rằng hành động này tác động đến Thổ Địa nên cần phải được xin phép và thông báo tới ông. Hơn nữa, người ta còn có quan điểm rằng mảnh đất mà họ sắp tiến hành xây dựng chính là nơi ở và trú ngụ của các vong linh đã khuất; hoặc nơi đó đã từng là vị trí của đình, miếu, chùa, mao v.v…

Chính vì thế cần đến một lễ cúng để trình báo về việc sắp có công trình được xây dựng trên khu đất này. Bày tỏ mong muốn các vong linh chuyển sang một nơi trú ngụ khác với thái độ vui vẻ, tích cực; hoặc phù hộ cho sự xây dựng và trú ngụ sau này thuận lợi và hòa bình.

Mâm lễ cúng đổ móng nhà

Cách đặt gạch móng nhà như thế nào là đúng?

Với ý nghĩa quan trọng được nói đến ở phần trên mà nghi lễ đặt gạch móng nhà cần được chuẩn bị kỹ lưỡng và chỉn chu để  nghi lễ được thành công tốt đẹp, công trình được hoàn thành suôn sẻ, thuận lợi. Để chuẩn bị nghi lễ động thổ tốt nhất, chúng ta cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Chọn ngày tốt, tháng tốt và giờ tốt.

Trong quan niệm của người Việt Nam, trước khi làm bất kỳ việc quan trọng đều phải chọn ngày tháng và giờ phù hợp với tuổi của gia chủ. Nghi lễ đặt gạch móng nhà cũng như vậy; cần phải chọn được ngày, giờ phù hợp nhất với chủ đất để tiến hành khởi công. Trong trường hợp gia chủ chưa hợp tuổi để xây dựng; thì người ta hay tìm đến người đại diện để tiến hành nghi lễ thi công công trình. Đây chính là hành động “mượn tuổi”.

Vậy làm thế nào để chọn được “ngày lành tháng tốt”? Thông thường việc chọn ngày, tháng tốt để động thổ phải được chọn sao cho phù hợp với phong thủy và tuổi của chủ đất. Vì vậy để chọn được ngày, giờ này thì chúng ta có thể nhờ đến các thầy phong thủy; hoặc những người có kiến thức về phong thủy để lựa chọn. Chọn được ngày, giờ tốt là bước đầu thành công để tạo điều kiện thuận lợi và tâm lý an tâm.

 Bước 2: Chuẩn bị các lễ vật cần thiết cho lễ cúng đặt gạch

Sau khi chọn được ngày thì chúng ta sẽ chuẩn bị lễ vật cúng tiến cho buổi lễ quan trọng này. Các vật phẩm thông thường như hoa quả, tiền vàng, sớ cúng, nhang hương, nến,… là những thứ không thể thiếu trong bất kỳ tục lệ cúng bái nào của người Việt Nam. Tùy thuộc vào mệnh số, tuổi, vị trí miếng đất của gia chủ; và tùy thuộc vào dụng ý, tay nghề của thầy cúng mà những lễ phẩm cần chuẩn bị cũng sẽ khác nhau. Thông thường người ta hay chuẩn bị những vật phẩm chủ yếu sau:

  • Gà: 1 con đã được luộc chín. Gà được chọn tốt nhất là gà trống có mào đỏ, chân vàng và mỏ vàng.
  • Trứng: Ba quả trứng. Bạn có thể lựa chọn vật cúng là trứng gà hay trứng vịt. Thông thường người ta hay chọn trứng gà để làm lễ. Chú ý, trứng phải được luộc chín, có thể bóc vỏ sẵn hoặc để nguyên vỏ.
  • Tôm: ba con tôm. Tôm cần chọn là tôm “mẩy”, mình dày và đã được luộc chín.
  • Thịt lợn: chuẩn bị một miếng thịt lợn luộc có kích thước phù hợp; nên chọn thịt ba chỉ để làm lễ vật.
  • Gạo: chuẩn bị một bát gạo.
  • Chuối: một nải chuối.
  • Trà: chuẩn bị ba ly trà.
  • Rượu: rượu trắng 1 chén.
  • Đèn: 2 cây. Có thể chuẩn bị hai cây đèn cầy hoặc hai nến tealight.
  • Hoa quả: 1 đĩa ngũ quả bao gồm 5 loại quả khác nhau. Tùy theo vùng miền mà thành phần mâm ngũ quả cũng khác nhau.
  • Hoa: cần chuẩn bị một bình hoa được cắm cẩn thận. Hoa được chọn nên là hoa cúc, có thể trang trí thêm bằng một số loài hoa khác.
  • Bánh kẹo: chuẩn bị một đĩa bánh kẹo. Bánh kẹo cần chuẩn bị phong phú một chút, không cần quá nhiều về số lượng.
  • Tiền vàng, sớ cúng: số lượng tùy tâm gia chủ, không cần quá nhiều.
  • Nhang hương: một bó.
>>  Mâm cúng 30 Tết miền Nam: Ý nghĩa và cách chuẩn bị

Bước 3: Thực hiện nghi lễ đặt gạch

Thông thường khi thực hiện nghi lễ đặt gạch móng nhà cho các công trình lớn; nghi thức này được chia làm 2 phần: đầu tiên là nghi lễ thực hiện bởi gia chủ; sau đó đến đơn vị thi công thực hiện nghi lễ. Còn đối với công trình nhà cửa của cá nhân thì chỉ cần thực nghi thức đầu tiên là đủ.

  • Gia chủ thực hiện nghi lễ đặt gạch móng nhà

Đúng vào ngày lành tháng tốt, giờ đẹp, gia chủ bày tất cả các lễ đã chuẩn bị lên một cái bàn hoặc mâm sau cho ngay ngắn. Cái bàn đó cần được đặt giữa công trình mà gia chủ đang định xây dựng. Chú ý, mặt bằng đất của công trình cần được thu dọn sạch sẽ trước khi tiến hành nghi lễ. Tiếp theo gia chủ hoặc thầy cúng, người đại diện cho công trình; sẽ đốt hai cây đèn cầy hoặc hai cây nến đã chuẩn bị trước đó lên.

Kế tiếp gia chủ hoặc thầy cúng sẽ thắp nhang và cắm lên khu đất mà mình đang làm lễ. Chú ý, nếu người làm lễ là nam thì thắp 7 nén nhang; 9 nén đối với người lễ nữ. Số lượng cây nhanh được cắm trên khu đất được thực hiện như sau:cắm 3 cây nhang ở trên mâm cúng; cắm tiếp 3 cây xuống đất nơi sẽ xây dựng công trình; số nén nhang còn lại sẽ được người làm lễ giữ lại trên tay để tiến hành bước tiếp theo của nghi lễ. Sau đó, người làm lễ mặc quần áo gọn gàng, chỉnh tề cầm nhang vái lạy tứ phương, tám hướng .

>>  Sắm lễ cúng thổ công – thổ địa gồm những gì, Bài văn khấn chuẩn

Sau khi vái lạy xong người làm lễ sẽ quay vào mâm lễ khấn bài khấn động thổ. Đọc văn khấn xong, chờ đến khi nhang cháy gần hết; gia chủ sẽ đem tiền vàng mã và sớ đi đốt; gạo, muối, rượu, trà và hoa sẽ được đem đi rải khắp khu đất. Khi hoàn tất các thủ tục trên, người làm lễ sẽ tiến hành cuốc vài nhát xuống đất để xin phép.

  • Đơn vị thực hiện thi công tiến hành nghi lễ

Khi người làm lễ kết thúc phần làm lễ của mình; thì đơn vị thi công sẽ vào thắp nhang và cúng khấn giống phần thực hiện của người làm lễ. Có một điểm chú ý trong quá trình khấn. Đó là đơn vị thi công phải khấn thêm tổ nghề để cầu mong mọi việc tiến hành suôn sẻ, thuận lợi.

Sau cùng để kết thúc hoàn toàn nghi lễ; chính tay gia chủ đặt viên gạch đầu tiên lên chính giữa của khu đất sắp thi công để khởi công xây dựng. Đặc biệt, viên gạch ấy phải được giữ đúng vị trí; và không được phép di chuyển trong suốt quá trình thi công.

Đặt mâm cúng đặt gạch móng nhà trọn gói ở đâu?

Ngày nay nghi lễ động thổ được thực hiện phổ biến trong những dịp xây dựng công trình. Nhưng cách đặt gạch móng nhà luôn cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng và đầy đủ mới giúp công trình được tiến hành thuận lợi và nhận được nhiều may mắn. Chính vì vậy nhiều người tìm đến các đơn vị dịch vụ để họ chuẩn bị cho nghi lễ quan trọng này.

Thấy Là Thích chuyên cung cấp mâm cúng động thổ trọn gói

Thấy Là Thích là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ đồ cúng, lễ cúng cho tất cả các sự kiện quan trọng. Đây là đơn vị được nhiều khách hàng tin yêu lựa chọn bởi thái độ phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình và luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu. Thấy Là Thích cam kết đem đến cho khách hàng các dịch vụ chất lượng đi cùng với chi phí phải chăng. Giờ đây, bạn không cần phải đau đầu suy nghĩ cho nghi lễ đặt gạch móng nhà cho công trình của mình nữa, tất cả đã có Thấy Là Thích lo.

[ mâm cúng động thổ | hướng dẫn cúng động thổ | lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng động thổ | ai là người cúng động thổ | không cúng động thổ có được không | chọn ngày tốt cúng động thổ khởi công | mượn tuổi xây nhà | lễ vật cúng động thổ | động thổ cúng gà hay vịt | xem giờ tốt cúng động thổ | đặt mâm cúng động thổ trọn gói | Thấy Là Thích ]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *