Cách cúng đưa ông táo về trời đúng theo phong tục người Việt

Nghi thức cúng đưa ông Táo về trời là việc làm không thiếu đối với người dân Việt Nam mỗi dịp cuối năm. Đây là một phong tục đã được lưu truyền qua rất nhiều thế hệ.

Cúng đưa ông táo về trời

Cứ mỗi dịp một năm cũ qua đi và một năm mới sắp đến thì mỗi người trong chúng ta đều bận rộn với nhiều công việc khác nhau. Đây là khoảng thời gian mà mọi người tất bật chuẩn bị những vật dụng để chuẩn bị cho một mùa Tết nguyên đán sắp về. Trong đó có một nghi lễ không thể thiếu đó chính là cúng tiễn ông táo về trời. Đây là một trong những nghi lễ quan trọng, là nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu của người Việt chúng ta vào những ngày cận kề năm mới. Cách cúng đưa ông táo về trời cũng không quá phức tạp thế nhưng cũng có nhiều điều cần bạn lưu ý. Hôm nay Thấy Là Thích sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về vấn đề này nhé!

>> Đặt Mâm Cúng Trọn Gói

  • Nơi nhập dữ liệu
    Mâm Cúng Giỗ Tổ Nghề Bán Buôn
    Đọc tiếp
  • Nơi nhập dữ liệu
    Mâm Cúng Khai Trương Công Ty Đầu Năm
    Đọc tiếp
  • Nơi nhập dữ liệu
    MÂM CÚNG NHÀ MỚI
    1,757,000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Nơi nhập dữ liệu
    Mâm Cúng Thần Tài
    798,000
    Thêm vào giỏ hàng

Tìm hiểu thêm:

  • Mâm cúng cô hồn rằm tháng 7 gồm những gì?
  • Bộ tam sên gồm những gì?

Ý nghĩa của nghi lễ cúng đưa ông táo về trời 

Cứ mỗi ngày 23 tháng chạp hằng năm, nhà nhà lại tất bật chuẩn bị lễ đưa ông táo về trời. Theo nguồn gốc thì Táo quân gồm có 3 người trong đó có 2 ông táo và 1 bà táo. Vào ngày này, vị Táo Quân sẽ cưỡi cá chép cùng nhau lên thiên đình hội họp,  báo cáo với Ngọc Hoàng thượng đế những việc xấu tốt đã xảy ra của từng thành viên trong gia đình suốt một năm qua. Thế nên đây là nét văn hóa cổ truyền vô cùng quan trọng và phải luôn được gìn giữ và duy trì.

mâm cơm cúng đưa ông táo về trời ngày 23 tháng chạp
mâm cơm cúng đưa ông táo về trời ngày 23 tháng chạp

Nên đặt bàn thờ cúng ông táo ở đâu?

Từ ngàn xưa đến nay theo quan niệm dân gian thì bếp lửa gắn liền với nơi thờ cúng ông Táo. Và đây cũng là một lý do khiến cho mỗi gia đình đều đặt bàn thờ ông Táo ngay vị trí nấu ăn. Tuy nhiên đây không phải là điều bắt buộc vì cũng theo quan niệm dân gian thì Táo Quân cũng là một vị thần nằm trong Ngũ Tự Gia Đường. Vì vậy mà không ít gia đình lập bàn thờ chung 5 vị thần này mà không có bàn thờ riêng dành cho Táo Quân tại khu vực bếp. 

>>  Có nên làm lễ cúng cô hồn vào hàng tháng không?

Chính vì thế mà tùy theo phong tục tập quán của địa phương và tín ngưỡng của từng gia đình mà có cách lập bàn thờ Táo Quân khác nhau. Dù được lập ở bất kỳ vị trí nào thì cũng cần tuân thủ sự trang nghiêm, sạch sẽ và trang trọng là được. 

Cúng đưa ông Táo về trời vào ngày nào thì tốt? 

Cúng đưa ông Táo về trời vào ngày nào? Theo những gì mà ông bà ta từ ngày xưa truyền lại thì không nên tiến hành quá sớm. Việc nhiều gia đình thực hiện cúng ông Táo trước ngày 22/12 âm lịch hoàn toàn không được khuyến khích. Cúng đưa ông Táo về trời là một phong tục truyền thống có nguồn gốc lâu đời và ngày cúng cho phép sớm nhất là ngày 22 tháng chạp nhưng tốt nhất là nên được thực hiện vào đúng ngày 23 tháng chạp âm lịch. Đây chính là thời điểm ông Táo cưỡi cá chép bay về chầu trời. Chính vì vậy, việc cúng tiễn ông Táo quá sớm hoặc quá muộn sẽ không giúp mục đích buổi cúng đưa ông Táo về trời được hiệu quả.  

Những phần lễ vật cần chuẩn bị để cúng ông Táo về trời?

  • Cá chép: Đây là phương tiện đi lại của ông Táo qua những câu chuyện trong dân gian. Bạn có thể cúng cá chép sống hoặc cá chép giấy đều được, vì điều này phụ thuộc rất nhiều vào từng địa phương và phong tục tập quán riêng mà sẽ có những phương tiện tiễn ông Táo khác nhau ở các vùng miền. Chẳng hạn như: 
  • Khu vực miền Nam: Thay vì sử dụng cá chép sống thì người dân thường dùng cá chép giấy hoặc chỉ cúng áo, đôi hài và mũ bằng giấy. 
  • Khu vực miền Trung: Người dân miền Trung thường không câu nệ quá nhiều tiểu tiết vì điều kiện sống vốn khó khăn. Chúng ta sẽ bắt gặp người dân nơi đây sẽ cúng một con ngựa giấy có đầy đủ yên, cương để làm phương tiện di chuyển của các vị  Táo Quân
  • Khu vực miền Bắc: Miền Bắc là khu vực thường xuyên sử dụng cá chép sống để tượng trưng cho phương tiện đi lại của các thần Táo. Thường thì mọi người sẽ dùng 3 con cá chép hoặc cá vàng thả vào một chậu nước. Điều này mang ngụ ý cho câu nói “Cá chép hóa rồng”. 
  • Mũ ông Táo ba chiếc: Thần Táo gồm có ba vị thần. Bạn chuẩn bị hai mũ cho đàn ông và một mũ dành cho đàn bà. Mũ dành cho bà Táo thường đơn giản không có cánh chuồn, khác với mũ dành cho các ông Táo, sẽ có hai cánh chuồn hai bên. 
  • 3 bộ quần áo trong đó có 2 bộ dành cho Táo Ông và 1 bộ dành cho Táo Bà
  • Giấy tiền vàng bạc. Đây sẽ là một phần lộ phí khi ông Táo về chầu Ngọc Hoàng
  • 3 đôi hia bằng giấy
  • Với một số gia đình có con trẻ, người nhà thường chuẩn bị một con gà trống luộc trên mâm lễ vật. Điều đặc biệt cần phải lưu ý là nên chọn những chú gà mới lớn đang trong quá trình tập gáy. Sở dĩ nên chọn những chú gà này là để thể hiện sự mong cầu các vị Táo Quân trình với Ngọc Hoàng giúp những đứa trẻ con được lớn lên thông minh, mạnh khỏe, có thật nhiều nghị lực, sinh khí hiên ngang, hùng dũng như những chú gà này. 
>>  Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước mới đúng chuẩn văn hóa Việt
Mâm cúng đưa ông Táo về trời

Mâm cúng đưa ông Táo về trời bao gồm những lễ vật gì?

Bên cạnh những phần lễ vật đã được nêu trên thì mỗi gia đình cần phải chuẩn bị thêm một mâm lễ vật khác. Vậy những lễ vật mặn cần chuẩn bị là gì? 

Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà người nhà quyết định tổ chức lễ cúng chay hay mặn khác nhau nhưng dù là gì thì vẫn phải đề cao sự thành kính và tôn kính buổi lễ. Ngoài ra cũng tùy vào gia cảnh mà các lễ vật cúng sẽ không giống nhau. Tuy nhiên trong đó vẫn có những phần lễ vật cơ bản cần phải có trong mỗi mâm cúng, cụ thể đó là 

  • 1 con gà luộc: Nên lựa chọn gà trống để thể hiện sự mạnh mẽ. Trong trường hợp không có gà thì có thể thay thế bằng thịt heo luộc
  • 1 dĩa trái cây: Bao gồm 5 loại trái cây khác nhau. Bạn có thể tùy ý lựa chọn các loại quả dựa theo thời vụ tại địa phương
  • 1 lọ hoa tươi
  • Xôi, chè
  • Bánh chưng
  • Các món mặn khác: Có thể tùy ý lựa chọn những món ăn hằng ngày như nem rán, thịt kho, canh măng, canh chua,….
  • Gạo, muối
  • Trầu cau 
  • Trà, rượu , nước lọc

Trên đây là những phẩm vật cơ bản cần có cho một mâm cúng ông Táo về trời. Các gia đình có thể tùy ý thêm những món lễ vật khác tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình mình. Thế nhưng cũng không cần chuẩn bị mâm cúng với quá nhiều lễ vật mà quan trọng nhất là bạn cần thể hiện được lòng thành kính đối với các vị thần linh. Nếu bạn thể hiện được điều này thì dù có thiếu sót trong việc chuẩn bị các lễ vật thi vẫn được các vị bỏ qua và tiếp tục phù hộ, độ trì cho gia đình của bạn.

Một vài lưu ý về cách cúng đưa ông Táo về trời

Như đã được đề cập ở trên thì đây là một lễ cúng có quan trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam. Chính vì thế mà cần phải lưu ý những vấn đề sau để có một buổi lễ cúng hoàn hảo nhất. Đó chính là: 

  • Không được tiến hành nghi thức cúng tiễn ông Táo về trời trước ngày 22/12 và sau buổi trưa ngày 23/12 âm lịch hằng năm. Các nghi thức được thực hiện ngoài khung giờ này đều được xem là vô nghĩa. 
  • Trước khi bắt đầu tiến hành lễ cúng người chủ trì buổi lễ cần phải chỉnh đốn bản thân thật gọn gàng, ăn mặc chỉnh tề và nghiêm túc. Phải giữ bầu không khí hòa hợp và ấm cúng trong suốt lễ cúng đưa ông Táo về trời. Nếu là những ngày nắng đẹp thì nên mở hết cửa chính, cửa sổ để không khí trong ngôi nhà được thông thoáng, giúp chào đón những vận khí may mắn dễ dàng cũng như đưa tiễn những điều không may, xui xẻo.  
  • Cần chuẩn bị một bài văn khấn cúng đưa ông Táo về trời trước khi cúng. Bạn có thể tìm kiếm rất nhiều bài văn khấn trên mạng internet. Tuy nhiên do được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau nên bạn cũng cần nghiên cứu, lựa chọn những bài văn khấn phù hợp nhất.
  • Trong quá trình đọc văn khấn phải đọc rõ ràng, đọc thật to. Đây cũng là cách bạn thể hiện sự thành kính và tôn trọng đối với các vị thần linh.
  • Lưu ý không được cầu xin tài lộc, sự sung túc cho gia đình trong lễ cúng tiễn ông Táo về trời. Bạn chỉ nên xin cac vị Táo Quân báo cáo những điều tốt đẹp của gia đình bạn trong năm qua cho Ngọc Hoàng thôi nhé
  • Bạn có thể tùy ý cúng cá chép sống hoặc cá chép giấy đều được. Tuy nhiên khuyến cáo nên tiến hành cúng cá sống và sau đó đem đi phóng sanh. Điều này sẽ giúp cho bạn sẽ tích thêm được nhiều công đức. 
>>  Mâm cúng giỗ tổ nghề may cần chuẩn bị ra sao?
Cách cúng ông táo về trời

Cuối năm là khoảng thời gian mà mọi người khá bận rộn với vô vàn công việc khác nhau. Nếu bạn có thời gian để chuẩn bị đầy đủ các phần lễ vật thì quả là điều đáng quý. Còn trong trường hợp bạn quá bận rộn với những công việc vào ngày cuối năm nên không có nhiều thời gian thì hãy để Thấy Là Thích thay bạn thực hiện điều này. Bạn chỉ cần cung cấp cho chúng tôi khoảng thời gian bạn chuẩn bị tiến hành lễ cúng còn mọi việc khác chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ cho bạn. 

Khi đến với Thấy Là Thích bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng của các lễ vật. Do hiểu được những phần lễ vật cần chuẩn bị là tấm lòng thành của gia chủ dâng lên các vị thần linh. Chính vì thế mà tất cả những phần lễ vật này đều được chọn lựa kỹ lưỡng, quy trình chế biến tuân thủ đúng theo quy trình mà đơn vị đề ra. Chính vì thế mà chúng tôi luôn tự hào là sẽ cung cấp đến khách hàng những sản phẩm đạt chất lượng tốt, tuân thủ tốt các yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thấy Là Thích chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói

Trên đây là những thông tin chi tiết về lễ cúng ông Táo về trời mà Thấy Là Thích muốn chia sẻ đến với mọi người. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích nhất xung quanh lễ cúng tiễn ông Táo về trời.

[ Cách cúng ông táo về trời | hướng dẫn cách cúng ông Táo về trời | sự tích ông Táo | bài văn khấn cúng ông Táo về trời | mâm lễ vật cúng ông Táo 23 tháng Chạp | chọn ngày giờ cúng ống Táo về trời ]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *