Lễ cúng đất đai được các gia đình tổ chức vào đầu năm và vào cuối năm. Tùy theo từng địa phương mà việc tổ chức lễ cúng này cũng có sự khác nhau cả ở lễ vật và bài văn khấn cúng đất đai.
Cúng đất đai là một trong những lễ cúng truyền thống; theo phong tục tâm linh của dân tộc Việt Nam và được truyền đời qua nhiều thế hệ. Truyền thống tốt đẹp này được lưu giữ cho tới tận ngày nay; và được thế hệ đời sau rất coi trọng. Trong lễ cúng này, các gia đình cần phải chuẩn bị nhiều đồ lễ và tổ chức cúng theo đúng tâm linh. Tuy nhiên, bài văn khấn cúng đất đai không phải là điều mà ai cũng rõ.
Tìm hiểu thêm:
- Mâm cúng giỗ tổ nghề may cần những gì?
- Thủ tục cúng nhập trạch về nhà mới
-
Mâm Cúng Động Thổ Khởi Công Xây Dựng Nhà
-
Mâm Cúng Khởi Công Xây Dựng Công Trình1,590,000₫ – 3,885,000₫
-
MÂM CÚNG NHÀ MỚI1,757,000₫
Tại sao phải cúng đất đai?
Trong văn hóa dân tộc của người phương Đông nói chung và văn hóa của người dân Việt Nam nói riêng. Tại mỗi mảnh đất mà con người cư trú đều sẽ có thần Thổ Công, Thổ Địa cai quản. Vị thần này được giao trách nhiệm trông coi, giám sát và che chở cho con người. Họ phù hộ cho những người sống trên mảnh đất đó có được phú quý và tài lộc.
Chính vì lẽ đó, khi cần làm một công việc; cũng như khi có sự thay đổi nào đó động chạm đến vấn đề đất đai như: động thổ xây nhà, khởi công xây dựng công trình. Gia chủ cần phải làm lễ cúng đất (hay nhiều nơi gọi là lễ cúng tạ đất, lễ cúng đất đai hoặc lễ cúng Thổ Công hay lễ cúng Thổ Địa…). Lễ cúng này nhằm cầu khấn các vị quan thần phù hộ cho công việc và cuộc sống êm đẹp.
Ngoài ra, trong bất cứ lễ cúng nào có liên quan đến gia tiên; gia chủ đều phải làm lễ xin phép quan thổ công cho phép gia tiên nhà mình được về để quy họp cùng con cháu; đồng thời được thụ hưởng lễ vật mà con cháu dâng lên.
Lễ cúng đất đai được người dân Việt Nam tổ chức vào dịp cuối năm và dịp đầu năm mới. Lễ cúng nhằm báo cáo cho Thổ Công và Thổ Địa những công việc đã làm và sắp diễn ra trong năm mà gia chủ dự định làm. Đồng thời cảm tạ công ơn các vị quan thần linh đã che chở cùng phù hộ. Cũng như cuộc sống của gia chủ trong năm mới may mắn và thuận lợi.
Lễ cúng đất đai vào dịp đầu năm mới nhằm thể hiện mong muốn của gia chủ; được các vị quan Thần linh, Thổ Công, Thổ địa bảo vệ đất đai nơi gia đình sinh sống. Nhờ các vị quan thần giúp đánh đuổi tà ma, cô hồn lang thang đang tìm cách trêu trọc.
Nhìn chung, lễ cúng đất đai vào dịp cuối năm và dịp đầu năm của mỗi nhà dân Việt Nam là một lễ cúng quan trọng. Thông thường thì lễ cúng tạ đất cuối năm thường sẽ được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp; cùng với đó là lễ cúng ông Công, ông Táo chầu trời. Vào thời điểm bước sang một năm mới; lễ cúng đất đầu năm thường sẽ được tổ chức vào ngày mùng 3 Tết. Đặc biệt, ở một số gia đình, lễ cúng đất được tổ chức cùng với lễ hóa vàng.
Đối với việc khởi công xây dựng các công trình trên đất. Tức là công việc sẽ động chạm tới long mạch thì gia chủ cần phải tìm hiểu riêng về lễ cúng động thổ đất. Và làm theo đúng hướng dẫn tâm linh để mọi việc đúng với tâm linh và phong thủy, hợp cung, hợp mệnh.
Mâm lễ bài cúng đất đai cần chuẩn bị những lễ vật gì
Nhiều gia đình chưa có kinh nghiệm sẽ khá lúng túng trong việc chuẩn bị lễ cúng đất đai. Do đó, cần tham khảo lễ vật cúng đất đai dưới đây để chuẩn bị mâm cúng được chu đáo. Một mâm cúng lễ đất đai phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình để có thể sắm sửa tốt nhất; nhưng về cơ bản mâm cúng đất đai cần có các lễ vật sau đây:
- Mâm trái cây với 5 loại
- Hoa tươi các loại
- Hương nhang
- Đèn hoặc nến
- Gạo trắng và muối sạch
- Nước lọc
- Rượu trắng
- Giấy tiền vàng
- Bánh kẹo
- Trầu cau.
- Xôi, chè.
- Cháo trắng
- Gà trống luộc hoặc chân giò luộc thay thế.
- Bia và nước ngọt.
- Bình trà và thuốc lá
Ngoài các lễ vật mặn và chay kể trên; gia chủ cũng cần phải chuẩn bị cả một mâm đồ vàng mã bao gồm:
- 5 con ngựa đủ các loại màu; gồm màu đỏ, màu chàm tím, màu vàng, màu trắng, màu xanh và ở trên lưng của mỗi con ngựa sẽ cần đặt thêm 5 bộ mũ, áo và 10 lễ tiền vàng, hoa cỡ nhỏ; kèm theo đó là cờ lệnh, roi và kiếm.
- 1 con ngựa màu đỏ với kích thước lớn hơn so với 5 con ngựa nói trên; đi kèm với đó cũng là cờ, kiếm, roi, áo, mũ, và hia.
- 1 cây vàng hoa đỏ có 1000 lá vàng.
- 50 lễ tiền vàng được dùng để cúng bậc gia tiên tiền tổ.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mâm lễ vật, gia chủ có thể bắt đầu lễ cúng đất đai. Lễ cúng này thường sẽ được tổ chức ở ngoài trời. Tuy nhiên, đối với những gia đình sống ở chung cư; thì để có thể tổ chức được ngoài trời sẽ rất khó. Do đó, có thể làm lễ cúng trong nhà với tấm lòng hướng thiện và sự thành kính với quan thần linh và bậc bề trên.
Bài văn khấn cúng đất đai được nhiều người sử dụng nhất
Bài văn khấn chính là linh hồn của buổi lễ kể cả lễ cúng đất đai. Hiện nay có rất nhiều bài văn khấn cúng. Tuy nhiên, để tìm cho mình một bài văn khấn cúng phù hợp quả là không phải dễ dàng. Sau đây, Thấy Là Thích xin chia sẻ bài văn khấn cúng đất đai được nhiều người lựa chọn nhất.
Chuẩn bị mấy chén cơm trong lễ cúng đất đai
Theo như quan niệm trong văn hóa tâm linh của người dân Việt; tại mỗi vùng đất mà chúng ta cư trú đều sẽ có một vị quan thần linh chịu trách nhiệm cai quản; được người dân gọi là Thổ Công, Thổ Địa. Cũng chính bởi vì thế mà khi bất cứ ai thực hiện làm gì trên mảnh đất; thì đều phải làm lễ cúng báo cáo Thổ Công và Thổ Địa.
Hằng năm, người dân đều sẽ tổ chức lễ cúng đất đai. Lễ cúng đất vào đầu năm là để cầu mong các vị quan thần linh phù hộ; che chở và đem đến thật nhiều may mắn. Lễ cúng tạ đất vào cuối năm là để tạ ơn các vị quan thần linh đã giúp cho gia đình trong một năm mọi sự hanh thông; đạt được đúng nguyện vọng, cầu được ước thấy.
Theo quan niệm từ xưa mà ông cha ta để lại; khi cúng đất đai, gia đình nên chuẩn bị 5 chén cơm; tượng trưng cho 5 vị thần gồm: Thần Tiên Sư, Thần Ngỏ, Thần Bếp, Thần Giếng, Thần Trung Lưu. Ngoài ra, xét theo yếu tố phong thuỷ thì 5 chén cơm còn tượng trưng cho Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Thần (đây chính 5 con rồng canh giữ).
Lễ cúng đất đai chính là việc báo cáo với vị quan thổ công, thổ đại và cầu thổ công đánh đuổi, diệt trừ tà ma, ác quỷ. Do đó, trong lễ cúng này người ta còn cần chuẩn bị các lễ vật để cúng cả cô hồn, mong các cô hồn; sẽ không quấy nhiễu đến cuộc sống yên bình của gia chủ cùng gia đình.
Hướng dẫn cúng đất đai đúng cách
Lựa chọn được ngày và giờ đẹp, hợp với phong thủy để làm lễ cúng đất đai
Thông thường thì người dân sẽ tổ chức lễ cúng đất đai khi có những sự việc quan trọng diễn ra. Xem ngày cúng để tổ chức lễ cúng đất đai sao cho hợp phong thuỷ; nhằm mang lại thật nhiều may mắn cũng như hút được tài lộc cho gia chủ. Để xem được ngày và giờ tốt, gia chủ còn có thể tự xem trong các tài liệu tâm linh; hoặc tìm đến các vị thầy cúng để xin tư vấn chọn ngày, giờ tốt nhất.
Bên cạnh đó thì việc lựa chọn được hướng để đặt mâm lễ vật cúng đất đai cũng được rất nhiều người dân quan tâm; nhằm cầu mong cho mọi việc diễn ra được thuận lợi và may mắn, tương lai sẽ có được nhiều tài lộc nhất.
Chuẩn bị mâm lễ vật cúng đất đai cuối năm
Bước tiếp theo mà gia đình cần phải thực hiện để lễ cúng đất đai được thực hiện chu toàn đó là việc chuẩn bị mâm lễ vật. Đây là một trong những bước rất quan trọng và không thể thiếu trong bất cứ lễ cúng nào. Nếu như gia chủ cúng bằng lễ mặn thì sử dụng danh sách lễ vật được nói trên. Nếu gia chủ là người ăn chay tịnh thì chắc chắn việc cúng đất đai cần phải sử dụng lễ vật chay. Điều này cũng sẽ không quá khó khăn khi chuẩn bị lễ cúng; gia chủ chỉ cần thay thế danh sách các món mặn thành các món chay là được.
Nhiều gia đình vì không có nhiều thời gian để sắm sửa các lễ vật cúng nên đã đặt hàng các dịch vụ cung cấp đồ cúng trọn gói. Việc sử dụng các dịch vụ có sẵn giúp tiết kiệm tối đa thời gian,. Hơn nữa, đồ cúng đất đai còn được chuẩn bị theo đúng tín ngưỡng tâm linh. Do vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi tổ chức lễ cúng đất đai.
Thực hiện các nghi lễ cúng bái đất đai đúng cách
Đến ngày và giờ đã định, gia chủ thực hiện bày biện mâm lễ vật; tại đúng vị trí định trước để cúng bái đất đai. Người đại diện gia đình sẽ được cử ra để làm lễ cúng đất đai; khi bắt đầu lễ cúng, chủ nhang sẽ lên đèn, lên nhang rồi mới quay về vị trí để khấn vái.
Việc khấn vái nếu có thể thuộc lòng được thì tốt nhất. Nếu không thuộc thì chủ nhang có thể đọc từ giấy. Khi khấn cần phải đọc lời khấn với giọng đọc vừa đủ nghe. Quan trọng là khi cúng cần phải có sự thành tâm sám hối và cầu khẩn; trang phục mặc khi cúng cần phải đảm bảo sự chỉnh tề và nghiêm túc. Lời khấn đọc trên giấy thì sau khi nhang tàn, cần đem hóa vàng cả bài khấn vái.
Cuối cùng là lễ cúng cô hồn vãi gạo vãi muối và hóa các đồ bố thí cho cô hồn. Việc bố thí được thực hiện bằng cách rãi từ phía trong ra để tránh dẫn đường cho cô hồn. Lưu ý cần đốt đồ vàng mã cho cô hồn sau khi đã hóa xong toàn bộ đồ cho gia tiên.
Đặt dịch vụ cung cấp mâm cúng đất đai tại Thấy Là Thích để được tư vấn và hỗ trợ chính xác về giá cả và đồ lễ vật trên mâm cúng; cũng như quy trình tổ chức lễ cúng đất đai chuẩn tâm linh.
[ cách vái cúng đất đai trong nhà, bài văn khấn đất đai, bài cúng đất đai 30 tết, bài văn khấn cúng đất đai, bài vái cúng đất đai, cách khấn cúng đất đai, lễ cúng thổ thần đất đai, lễ vật cúng đất đai, bài khấn đất đai 30 tết, cách cúng thổ địa đất đai, bài khấn vái cúng đất đai, văn cúng đất đai trong nhà ]