Những điều cần biết về mâm ngũ quả cúng thôi nôi

Bài viết bên dưới sẽ giúp mọi người hiểu rõ về tục lệ cúng thôi nôi và ý nghĩa của việc cúng mâm ngũ quả trong lễ cúng thôi nôi.

Mâm ngũ quả cúng thôi nôi

Nhằm gửi đến bạn đọc thêm sự hiểu biết về việc cúng thôi nôi cũng như các vấn đề xoay quanh mâm ngũ quả. Mục đích là góp phần cho lễ thôi nôi của các bé yêu được hoàn thiện nhất.

Thôi nôi là gì?

Trong văn hóa của người Việt thì từ lâu đời đã xuất hiện cụm từ “Thôi nôi”. Đây là một phong tục tập quán đã trải qua rất nhiều năm lịch sử. Theo tục lệ thì một em bé đủ 12 tháng tức là 1 tuổi (tính từ ngày chào đời đến tròn 1 năm). Lúc này sẽ phải rời xa cái nôi và  không nằm nôi nữa. Cho nên lấy mốc thời gian 1 năm đầu đời này đặt tên là “Thôi nôi”. Thôi nôi được tổ chức vào ngày em bé tròn 1 tuổi.

Tiệc thôi nôi | cúng thôi nôi bé trai, cúng thôi nôi bé gái, mâm cúng thôi nôi bé trai, mâm cúng thôi nôi bé gái, cúng thôi nôi cho bé gái, mâm cúng thôi nôi bé trai miền nam, cúng thôi nôi cho bé trai, mâm cúng thôi nôi cho bé trai đơn giản, bài cúng thôi nôi bé trai

Ý nghĩa của việc cúng thôi nôi

Thôi nôi không chỉ là đánh dấu cột mốc 1 năm đầu đời. Mà còn được chuẩn bị nhằm để cảm ơn các Bà Mụ đã nặn (tạo) ra đứa bé. Cảm tạ trời đất, thần linh đã che chở đứa trẻ khỏi hiểm nguy mà chào đời bình an.

Mọi người thường chuẩn bị rất nhiều lễ vật với ý nghĩa cảm tạ và cầu xin phước lành. Hy vọng đứa trẻ thuận lợi phát triển, trưởng thành một cách khỏe mạnh, bình yên và hạnh phúc. Cảm tạ ơn trên đã che chở và cầu xin những phước lành cho đứa  bé.

Những lễ vật cần có để cúng thôi nôi

Việt Nam ta có ba miền Bắc, Trung, Nam và trong đó có vô số tỉnh thành. Mỗi nơi đều mang một nét đặc trưng riêng biệt về văn hóa, phong tục và đời sống. Phong tục cúng bái, cách làm lễ cúng kiến thay đổi tùy theo tập quán; và có sự khác biệt nhất định của mỗi vùng.

Bàn cúng thôi nôi bé trai, bé gái đầy đủ và chỉnh chu nhất. mâm ngũ quả cúng thôi nôi | đồ cúng thôi nôi, cách cúng thôi nôi, lễ cúng thôi nôi, bài cúng thôi nôi cho bé gái, cúng thôi nôi bé trai miền nam, đồ cúng thôi nôi bé trai, bài cúng thôi nôi be trai, cúng thôi nôi cho bé, mâm cúng thôi nôi cho bé gái, cúng thôi nôi cho bé trai miền bắc, bài cúng thôi nôi bé trai miền nam, cách cúng thôi nôi cho bé gái

Cách cúng thôi nôi, những lễ vật cần có trong mâm cúng thôi nôi, những điều kiêng kỵ,… đều có sự đa dạng không giống nhau. Song, những lễ vật cơ bản cần có thì phải có như: nhang đèn, giấy tiền vàng bạc, xôi chè, hoa tươi, mâm ngũ quả,… Trong các lễ vật này, mâm ngũ quả là lễ vật dễ dàng phân biệt các vùng miền nhất. Bởi vì mỗi vùng miền đều có sự khác biệt về đất đai, khí hậu, động vật và thực vật. Có những loại trái cây mà miền này trồng được còn miền kia thì không và ngược lại. Mâm ngũ quả chính là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cúng kiến.

>>  Mâm ngũ quả cúng đầy tháng thôi nôi

Mâm ngũ quả là gì?

Mâm ngũ quả được định nghĩa là năm loại trái cây khác nhau sắp trong một mâm. Đây là một nét đẹp văn hóa của người Việt. Thông thường là được đặt trên bàn thờ tổ tiên, những nơi cúng kiến hoặc trên bàn tiếp khách. Và thông qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của các loại trái cây; bày lên thể hiện tâm nguyện hay mong ước của gia chủ. Thời buổi hiện đại mâm ngũ quả mang ý nghĩa tâm linh nhiều hơn là mang ý nghĩa trang trí.

Nguồn gốc của mâm ngũ quả

Trong quyển kinh Vu-lan-bồn (Ullambana Sutra) do Phật thuyết cho Mục-Kiền-Liên có ghi chép lại câu chuyện cứu mẹ. Trong đó, có nhắc đến việc chuẩn bị mâm ngũ quả bằng hình thức “sắp xếp năm loại trái cây có năm màu khác nhau” dùng để cúng dường các vị chư Tăng. Theo quan niệm nhà Phật có thuyết rằng năm loại trái cây có năm màu. Thì tượng trưng cho ngũ căn: Tín, tấn, niệm, định và huệ là năm loại căn của con người.

  • TÍN: tức là từ sự hiểu biết có được lòng tin hay đức tin vững mạnh; chứ không phải mê tín, hay mù quáng tin tưởng vào những việc sai trái.
  • TẤN: là sự tinh tấn, cần cù siêng năng, có sự cố gắng, nỗ lực về phương diện tâm linh.
  • NIỆM: có nghĩa là Chánh Niệm, là trong giây phút hiện tại có sự chú ý ghi nhận đối tượng.
  • ĐỊNH: là tâm an trụ vững vàng trên một đối tượng, không thay đổi chuyển dời nhanh chóng, là sự nhất tâm (một lòng).
  • HUỆ: hay tuệ chính là trí tuệ, là sự hiểu biết không sai lệch. Cũng tức là sự thấu suốt vào bản chất thực sự của đối tượng; chứ không phải là chi hiểu biết nửa vời, nhìn nhận một phía đã vội đánh giá.

Theo truyền thuyết, thì trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, Lương Vũ Đế của nhà Lương chính là người đầu tiên cử hành hội Vu-lan-bồn vào năm 538 tại chùa Đồng Thái. Từ đó phát triển thành tục rồi dần du nhập vào Việt Nam; được các vị tổ tiên ta noi theo và truyền tụng đến tận sau này.

>>  Chuẩn bị mâm cúng mùng 1 và rằm 15 hàng tháng

Mâm ngũ quả cúng thôi nôi

Như đã nói thì tùy từng vùng miền sẽ có sự khác nhau về cách bày trí cũng cũng như loại quả.

Bày các loại trái cây theo thuyết ngũ hành thường được sử dụng trong mâm ngũ quả của miền Bắc. Gồm năm loại trái cây khác nhau tương ứng với năm màu khác nhau. Thông thường là kim (tương ứng với màu trắng ví dụ là quả Phật thủ); mộc (tương ứng màu xanh thì có chuối xanh, bưởi, táo,…); thủy (tương ứng màu đen với các loại quả như: nho đen, măng cụt,…); hỏa (tương ứng màu đỏ ví như ớt, hồng, quýt đỏ, đào,…); thổ (tương ứng màu vàng có chuối vàng, lê, xoài,…).

Ở miền Bắc sẽ không có chú trọng các loại trái cây trong mâm ngũ quả lắm. Thông thường thì mâm ngũ quả càng nhiều màu sắc rực rõ thì càng tốt. Các loại  trái như: Đào, chuối, bưởi, quýt và hồng thường được trưng bày trong mâm ngũ quả cúng thôi nôi.

Trong mâm ngũ quả miền Trung thì không có nhiều loại trái cây cũng như hoa quả tự nhiên. Do các yếu tố thời tiết và địa hình như : khí hậu khắc nghiệt không thuận hòa; đất đai thì khô cằn ,.. Chính vì lí do này mà họ cũng không có yêu cầu gì được gọi là cầu kì về mâm ngũ quả hoặc nói rất đơn giản là có gì cúng nấy như câu “ quan trọng là lòng thành”.

Tuy điều kiện không thuận lợi nhưng miền Trung vẫn nuôi trồng được kha khá những loại cây trái như: Thanh long, chuối, dưa hấu, dứa, sung, quýt, mãng cầu, cam, … Đặc trưng của mâm ngũ quả miền trung là xếp cặp dưa được đặt đối xứng hai bên và vô số loại hoa quả được xếp thêm vào sao cho thành hình long phụng hoặc hình tháp. Mâm ngũ quả cúng thôi nôi cũng có cách xếp và các loại trái cây giống vậy.

Còn về mâm ngũ quả của người khu vực miền Nam thì có sự kiêng kỵ khá nhiều. Quan niệm của họ thì tên các loại trái cây không được có ý không tốt. Như miền Bắc xem chuối giống như bàn tay Phật thì ở miền Nam lại xem chuối là một món kiêng cữ bởi chuối sẽ mãi đi xuống không ngẩng đầu lên được. Và rất nhiều loại trái cây có tên đồng âm với các từ không tốt như “ Lê là lê lết, làm ăn chậm chạp không thành), ( trái lựu thì đồng âm với lựu đạn, có nghĩa sẽ nổ nên làm ăn sẽ thất bát, đổ vỡ),…

>>  Hé lộ các cách làm bánh trung thu thập cẩm ngon, bổ, rẻ mà siêu đơn giản

Cho nên những loại trái cây có tên hay, không đồng âm với từ ngữ nào có nghĩa không tốt thì được chọn. Và được người dân miền Nam dùng để bày biện trên mâm ngũ quả. Thường thấy nhất là các loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài,… . Với ý nghĩa là “cầu  vừa đủ xài và sung túc”; gắn với ước muốn cùng hy vọng về một năm mới đủ đầy không thiếu thốn và gia đình luôn được sung túc. Với mâm ngũ quả cúng thôi nôi thì cũng có những loại trái cây và mang ý nghĩa tương tự như vậy.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả cúng thôi nôi

Ngũ là một từ biểu tượng chung của sự sống. Ngũ quả chỉ sự tập trung đầy đủ năm loại  trái cây khác nhau trong đất trời dùng trong việc thờ cúng. Theo quan niệm số học thì ngũ tức là số 5, chỉ sự sinh sôi nảy nở, sự sống tràn trề. Số 5 còn là biểu tượng của chữ PHÚC, mang ý nghĩa may mắn, tốt lành (Ngũ Phúc: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh).

Khi một đứa trẻ chào đời là sự may mắn, phước lành và hạnh phúc. Cho nên bày mâm ngũ quả cúng thôi nôi là kế thừa truyền thống dân tộc; cũng là vì ý nghĩa  tốt đẹp mà mâm ngũ quả đem lại. Cầu mong sự may mắn phước lành cho đứa trẻ.

Lễ cúng thôi nôi là một cột mốc rất quan trọng trong giai đoạn trưởng thành của mỗi đứa trẻ. Vì vậy mọi người luôn chú trọng mọi thứ và đặt nhiều tâm tư để tổ chức một lễ cúng thôi nôi hoàn chỉnh nhất có thể. Song, không phải ai cũng có thời gian để tỉ mỉ chuẩn bị đầy đủ. Vì vậy, Thấy Là Thích là sự lựa chọn hàng đầu về các dịch vụ cúng kiến. Cung cấp mâm ngũ quả cúng thôi nôi đầy đủ và đúng theo yêu cầu khách hàng. Cũng như các dịch vụ mâm cúng khác của Thấy Là Thích sẽ thay quý khách hàng chuẩn bị chu toàn và đầy đủ nhất có thể.

Thấy Là Thích chuyên cung cấp mâm cúng thôi nôi trọn gói
[ mâm ngũ quả cúng thôi nôi | trái cây cúng thôi nôi | mâm ngũ quả cúng thôi nôi bé trai | mâm trái cây cúng thôi nôi | trái cây cúng thôi nôi bé gái | trái cây cúng thôi nôi cho bé | ngũ quả cúng thôi nôi ]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *