Lưu ý khi chuẩn bị mâm ngũ quả cúng đầy tháng cho bé

Em bé được sinh ra là một điều tuyệt vời mà ông bố bà mẹ nào cũng mong muốn. Nhưng lần đầu làm bố mẹ cũng rất bỡ ngỡ; muốn làm mọi thứ để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người cha người mẹ. Đối với em bé mới sinh sau một tháng theo quan niệm cha ông ta từ xưa để lại sẽ có lễ cúng đầy tháng. Theo truyền thống và phong tục của người Việt, đây là một nghi lễ không thể nào bỏ qua được. Vậy mâm ngũ quả cúng đầy tháng gồm những gì?

Mâm ngũ quả cúng đầy tháng

Tìm hiểu thêm:

  • Đầy tháng cúng gà hay vịt, chè gì?
  • Tất tần tật về lễ cúng khai trương

Hiểu về lễ cúng đầy tháng

Lễ đầy tháng là dịp để thông báo với họ hàng nội ngoại về sự có mặt của thành viên mới. Đồng thời tỏ lòng biết ơn tới bà mụ đã tạo ra hình hài sinh linh bé nhỏ cho gia đình mình; cũng xin các bà mụ che chở ban phước lành đến với em bé nhà mình.

Tiệc đầy tháng

Đối với lễ đầy tháng từ xưa đến nay đều sẽ sử dụng lịch âm. Và theo quan niệm các cụ thì ngày đầy tháng của bé sẽ được tính dựa theo giới tính của em bé:

  • Bé trai sau khi lớn lên sẽ là một người đàn ông. Do vậy mà cần phải mạnh dạn, luôn đi trước dẫn đầu che chở cho gia đình của mình. Vì thế khi tính ngày đầy tháng sẽ lấy quá đi hai ngày so với thời gian một tháng.
  • Bé gái sau khi lớn sẽ là một người phụ nữ chăm lo cho gia đình; cần sự kiêm nhường, nhẫn nhịn để gia đình thuận hòa yên ấm. Vì vậy mà khi tính ngày đầy tháng thì cần lùi lại một ngày so với thời gian một tháng.

Nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng

Trong dân gian câu truyện đã được tương truyền từ kiếp này sang kiếp khác. Một em bé được hình thành là do có 12 bà mụ nặn ra. Mỗi bà mụ sẽ chịu trách nhiệm nặn từng bộ phận của em bé.

Do vậy trong tháng đầu khi em bé ngoan ngoãn và khỏe mạnh; gia đình sẽ phải làm lễ cúng đầy tháng để tỏ lòng thành kính khấn vái cảm ơn các bà mụ và quan thần; giúp em bé được sinh ra khỏe mạnh.

Đồ lễ cúng đầy tháng

Theo quan niệm người Việt xưa, lễ cúng đầy tháng để cúng các bà mụ và các quan thần cảm tạ và cầu mong ban phước lành cho em bé. Do vậy khi chuẩn bị đồ lễ để cúng đầy tháng cũng cần chuẩn bị đầy đủ hết các lễ cho các quan các bà mụ.

>>  Có nên chuyển đồ về nhà mới trước khi nhập trạch?

Lễ cúng quan thần bao gồm:

  • Một mâm ngũ quả (Tùy từng vùng miền và loại quả theo mùa)
  • Một con gà luộc cánh tiên hoặc một miếng thịt chân giò lợn luộc
  • Một tô cháo
  • Một tô chè
  • Một đĩa xôi lớn
  • Hoa, hương nhang, rượu, nước, muối, gạo, đồ vàng mã.

Lễ cúng các bà mụ, được biết sẽ có 12 bà mụ cai quản và chịu trách nhiệm dạy em bé. Do vậy khi chuẩn bị đồ lễ cúng mụ cho 12 bà mụ, cần những vật phẩm sau:

  • 12 đĩa xôi nhỏ
  • 12 chén chè
  • 12 chén cháo
  • 12 đĩa hoa
  • 12 đĩa quả
  • 12 ly nước
  • 12 ly rượu
  • Thêm 2 mâm lớn bánh kẹo, bỏng ngô, bim bim… để dành cho trẻ nhỏ (Vì theo các bà mụ sẽ có rất nhiều em nhỏ).

Mâm ngũ quả trong lễ cúng đầy tháng

Phong tục bày mâm ngũ quả để cúng lễ đã được biết đến từ rất lâu trước đây. Mâm ngũ quả còn được nhắc đến trong ca dao, truyện cổ tích; cũng như các truyện truyền thuyết của Việt Nam. Đến ngày nay, nhân dân ta mỗi khi có trái chín đầu tiên trong vườn nhà, cũng phải hái vào đặt lên bàn thờ thắp nén nhang; kính dâng lên các vị tổ tiên – những người đã tạo nên cây cối để có trái cho đời sau hưởng.

Mâm ngũ quả cúng đầy tháng.

Khí hậu Việt Nam đa dạng và phong phú; cũng nhờ vậy mà thiên nhiên Việt Nam có rất nhiều loại hoa quả đặc trưng, ngon và tốt cho sức khỏe. Người Việt Nam chúng ta thường gọi là Mâm ngũ quả vì trên mâm sẽ có năm loại quả. Số năm là biểu tượng của sự may mắn. Vì thế khi cúng lễ đầy tháng người ta thường chuẩn bị mâm ngũ quả để biểu đạt tấm lòng thành, lòng hiếu thảo đối với tổ tiên và thần linh; cầu mong những điều tốt đẹp nhất, may mắn nhất đến với em bé.

Ở Việt Nam có ba miền Bắc, Trung và Nam mỗi miền lại có những loại quả đặc trưng riêng; nên khi bày mâm ngũ quả người dân có thể lựa chọn các loại quả theo vùng miền. Nhưng tất cả những loại quả đó thì đều tượng trưng cho những điều tốt lành. Các loại trái cây được chọn để bày mâm ngũ quả phải là những quả thật tươi và trông đẹp mắt.

Mâm ngũ quả cúng đầy tháng ở miền Bắc

Đối với miền Bắc thì mâm ngũ quả sẽ bao gồm: Chuối xanh, bưởi, cam, mận đỏ và quất. Một số gia đình có thể sắp thêm nhiều loại trái cây; vì cuộc sống ngày nay phát triển các gia đình muốn bày cho mâm quả đầy đặn và đẹp mắt hơn.

Chuối xanh: Đây là trái cây được trồng nhiều nhất ở các làng quê miền Bắc Việt Nam. Cây chuối là cây dễ chăm sóc và đem lại năng suất cao cho người nông dân. Chỉ cần cắm vào gốc chuối xuống đất sau vài ngày cây sẽ lớn lên tươi tốt. Gia đình có trái chuối để ăn bổ sung rất nhiều dinh dưỡng lại có thêm thu nhập.Vì thế trong mâm ngũ quả của người miền Bắc không thể thiếu nải chuối xanh. Lựa chọn chuối xanh bởi vì nải chuối xanh có màu xanh thể hiện cho màu sắc của cây cối của tự nhiên nải chuối xanh. Đồng thời nó sẽ được đặt ở bên dưới để làm giá đỡ cho những loại quả khác.

>>  Cách trang trí bàn thờ ông địa ngày tết giáp thìn 2024 chuẩn, đẹp

Quả bưởi: Cây bưởi cũng là một cây ăn quả không thể thiếu trong vườn của người dân miền Bắc. Mùa bưởi sẽ vào tháng tám quả bưởi được ví như mặt trăng treo lơ lửng. Quả bưởi sẽ có màu vàng óng ánh như màu sắc thể hiện cho làng quê Việt Nam. Quả bưởi sẽ được đặt ở giữa nải chuối, nải chuối sẽ ôm lấy quả bưởi như làng quê Việt Nam được tự nhiên bao xung quanh.

Quả cam: Thông thường để mâm ngũ quả trông đầy đặn thì sẽ bày ba đến năm quả cam. Quả cam có vị ngọt như tình mẹ dành cho con, lúc nào cũng ngọt ngào. Những quả cam sẽ được sắp xếp nằm xung quanh quả bưởi.

Mận đỏ: Đây cũng là loại quả chỉ có miền Bắc mới có. Trái mận sẽ được bày xung quanh cam và bưởi. Bởi vì quả mận nhỏ bé nên sẽ lấp đầy chỗ hổng, thể hiện cho sự sung túc.

Quả quất: Những trái quất sẽ phải được chọn lựa còn cuống và lá, để có thể cài vào những kẽ hở của nải chuối. Quả quất có mùi thơm nhẹ nhàng khiến con người ta thư thái. Và có nhiệm vụ tô điểm thêm cho mâm ngũ quả trông đẹp mắt hơn.

Mâm ngũ quả cúng đầy tháng miền Trung

Miền Trung Việt Nam được biết đến là miền nghèo khó vì quanh năm phải đối mặt với bão lũ. Vì thế người miền Trung thường chọn những loại quả trong vườn nhà có sẵn để bày mâm ngũ quả. Mâm ngũ ngũ của người dân miền Trung bao gồm: Thanh long, dưa hấu, đu đủ, mãng cầu và dứa.

Thanh long: Miền Trung cát trắng nên trái thanh long có thể chịu được khắc nghiệt mà ra hoa đơm trái. Quả thanh long lại có màu hồng đỏ, màu của hy vọng.

Dưa hấu: Trái dưa hấu ngon ngọt bên trong có màu đỏ bên ngoài vỏ là màu xanh. Cũng giống như trái chuối xanh của miền Bắc, trái dưa hấu thể hiện cho thiên nhiên trên mâm ngũ quả của người dân miền Trung.

Đu đủ: Trái đu đủ có màu vàng màu của ánh nắng chói chang ở miền Trung. Trong vườn nhà người dân miền Trung luôn có cây đu đủ trước hiên nhà. Đây là trái cây thể hiện cho tình cảm gia đình.

>>  Tìm hiểu về tục thờ cúng tổ tiên trong văn hóa người Việt Nam

Mãng cầu: Mãng cầu có màu xanh khi bổ ra bên trong gần giống với quả na ở ngoài miền Bắc, nhưng vị của quả mãng cầu lại khác. Đây là một loại quả đặc trưng của miền Trung Việt Nam.

Quả dứa: Trái dứa được xem là trái cây có vẻ bên ngoài đẹp mắt. Tuy mắt dứa bên ngoài khiến người cầm thấy đau, nhưng trái dứa có hình dạng rất đẹp. Vì thế mà được chọn để bày lên mâm ngũ quả ở miền Trung.

Mâm ngũ quả cúng đầy tháng miền Nam

Miền Trung được xem như là cầu kỳ nhất trong việc bày biện mâm ngũ quả. Tất cả các loại trái cây được bày trên mâm ngũ quả đều được chọn lựa kĩ càng với mong muốn như câu sau “ Cầu sung vừa đủ sài”. Chỉ cần đọc câu đó là ai cũng đoán được năm loại quả được bày trên mâm ngũ quả của người miền Nam là Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài.

Mãng cầu: Cũng giống với mâm ngũ quả của người miền Trung, người dân miền Nam cũng chọn trái mãng cầu để bày. Thể hiện cho những mong muốn nhu cầu của mỗi người.

Sung: quả sung thường mọc ở những bờ ao của gia đình người dân nam bộ. Trái sung sẽ được bày theo chùm, người ta thường nói “ Có sung thì nhà mới sung túc” vì thế nên người dân miền Nam lựa chọn để bày mâm ngũ quả.

Dừa: Trái dừa là loại quả đặc trưng của miền Nam. Trái dừa có màu xanh, màu của tự nhiên. Bên trong trái dừa có nước thể hiện sông suối có nước cho mùa màng tươi tốt.

Đu đủ: Trái đu đủ được người dân miền Nam coi như là một năm đủ của cải, đủ cơm ăn áo mặc. Cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Xoài: Quả xoài có màu vàng óng mỡ màng, giúp mâm ngũ quả đẹp mắt hơn.

Mâm ngũ quả cúng đầy tháng của các miền Bắc, Trung và Nam của Việt Nam tuy khác nhau về loại trái cây. Nhưng tất cả đều có ý nghĩa là dâng lên các vị tổ tiên và các vị thần linh cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc và những điều bình an nhất đến với em bé. Ngày nay các gia đình bận rộn không có thời gian cũng như không biết bày biện cho mâm ngũ quả đẹp thì cũng không cần lo lắng vì đã có dịch vụ cung cấp mâm cúng của thương hiệu Thấy Là Thích. Nếu bạn cần một mâm ngũ quả để cúng đầy tháng cho em bé hãy liên hệ Thấy Là Thích bạn sẽ có mộ mâm ngũ quả đầy đủ ý nghĩa và bày biện đẹp mắt.

Thấy Là Thích chuyên cung cấp mâm cúng đầy tháng cho bé

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *