Chương trình tết trung thu cho trẻ mầm non

Tết trung thu hay còn gọi là tết đoàn viên, là ngày rằm dành cho các em nhỏ trên khắp mọi miền tổ quốc, đặc biệt là trẻ em mầm non. Để tổ chức cho các em nhỏ mầm non một cái tết trung thu ý nghĩa thì chương trình tết trung thu cho trẻ em mầm non là vô cùng cần thiết, quan trọng.

Chương trình tết trung thu cho trẻ

Tìm hiểu thêm:

  • Hướng dẫn làm lồng đèn trung thu
  • Cách làm lồng đèn ngôi sao chơi tết trung thu tuyệt đẹp mà bạn chưa biết

Tết Trung thu diễn ra khi nào?

Tết trung thu được diễn ra mỗi năm một lần vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, dường như trung thu đã gắn liền trong tâm thức của mỗi trẻ em nói chung và các em mầm non nói riêng. Đêm rằm sáng nhất này, các em sẽ cùng nhau phá cỗ trông trăng, cùng nhau rước đèn qua những ngon ngõ nhỏ và cất cao bài hát trung thu. Trung thu gắn liền với đèn ông sao, với đội múa lân rực rỡ sắc màu, với cả chị Hằng và chú Cuội. Đối với các em mầm non, trung thu như là ngày hội lớn, được xem múa lân, được bố mẹ mua cho những chiếc đèn lồng đẹp, được mặc lên mình những bộ quần áo, váy xinh đẹp nhất.  Để trung thu được thêm phần ý nghĩa đối với các em nhỏ, thì việc chuẩn bị chương trình tết trung thu cho trẻ mầm non là một việc làm vô cùng cần thiết và đặc biệt quan trọng.

Hàng năm cứ mỗi dịp trung thu về, mỗi em nhỏ đều hào hứng và chờ đợi, chờ được cầm trên tay chiếc đèn lồng xinh xắn, chờ được xem múa lân sư rồng, chờ cả những câu chuyện mà chị Hằng, chú Cuội kể… Trên khắp mọi ngóc nẻo đường từ thôn quê đến các thành phố đều nhộn nhịp cờ hoa, những chiếc lồng đèn rực rỡ, những đoàn múa lân râm ran tiếng cười. Không khí náo nhiệt, rộn rã ấy chuẩn bị cho một đêm hội trăng rằm, đó là những phần không thể thiếu mỗi dịp trung thu về. Ở trường học, các thầy cô giáo cũng tất bật lên kế hoạch và chuẩn bị cho một ngày hội trung thu được diễn ra đầy đủ và ý nghĩa nhát, đặc biệt là các cô giáo mầm non. 

Điều quan trọng và cần thiết nhất để tạo nên một ngày hội trung thu thành công và ý nghĩa đó chính là một chương trình tổ chức tết trung thu bài bản và hoàn chỉnh. Và để giúp cho đêm hội trăng rằm của các em mầm non được diễn ra một cách tốt đẹp, thành công thì chúng tôi sẽ hướng dẫn mọi người một số thông tin cơ bản, chia sẻ những kinh nghiệm cần thiết để chương trình trung thu cho các em mầm non được diễn ra thành công nhất.

>>  Sắm lễ cúng thổ công – thổ địa gồm những gì, Bài văn khấn chuẩn

Lên kế hoạch cho chương trình tết trung thu cho các em mầm non

Đối với bất kể một chương trình nào cũng vậy, việc lên kế hoạch tổ chức chương trình chưa bao giờ là thừa. Nó quyết định vô cùng lớn đối với sự thành công của chương trình, từ phác thảo chương trình đến giao nhiệm vụ cho từng người phụ trách, thực hiện và tập dượt, tất cả đều vô cùng quan trọng.

Vậy chương trình tết trung thu cho trẻ em mầm non nên bắt đầu từ đâu?

Chương trình tết trung thu cho trẻ

Kinh phí tổ chức chương trình

Đầu tiên là kinh phí để tổ chức, đây là phần quan trọng và quyết định đến quy mô của chương trình tết trung thu cho các em. Kinh phí có thể được huy động từ các nguồn tài trợ do nhà trường phát động kêu gọi, hoặc có thể được huy động từ nguồn quỹ của nhà trường. Kinh phí càng nhiều thì quy mô tổ chức chương trình càng lớn và hoành tráng, còn nếu kinh phí hạn hẹp thì nhà trường phải cắt bớt một số phần, do đó việc huy động kinh phí tài trợ là rất cần thiết.

Ý tưởng về kịch bản

Lên ý tưởng về kịch bản để tổ chức chương trình ngày hội trung thu. Sau khi đã sắp xếp được kinh phí tổ chức thì người được giao nhiệm vụ tổ chức chương trình trung thu cho các cháu mầm non phải lên kịch bản tổ chức chương trình sao cho phù hợp với kinh phí đó. Kịch bản đêm hội trăng rằm phải được phác họa một cách chi tiết các phần, để tránh thiếu sót và giúp cho chương trình được thành công tốt đẹp hơn.

Người dẫn chương trình

Chị Hằng và chú Cuội đã trở thành biểu tượng của trung thu đối với các em nhỏ, nhắc đến chị Hằng, chú Cuội thì mọi người đều nghĩ ngay đến đêm hội trăng rằm. Do đó, chương trình nên lựa chọn 2 gương mặt sáng giá và có giọng đọc phù hợp với 2 nhân vật này để làm người dẫn chương trình. Hằng và Cuội phải là 2 nhân vật, vui tính, hiểu được tâm lý trẻ em, có giọng đọc truyền cảm.

Công tác hậu cần

Mỗi một chương trình, đặc biệt là chương trình cho các em lứa tuổi mầm non thì bánh kẹo và hoa quả là không thể thiếu. Trong dịp tết trung thu, các thầy cô giáo nên chuẩn bị một ít bánh trung thu và bánh ngọt, bim bim, các loại quả tươi…

Ngoài ra công tác hậu cần còn bao gồm cả công tác trang trí không gian, địa điểm diễn ra chương trình trung thu. Phông nên sẽ chọn các gam màu hồng, màu đỏ là những gam màu phù hợp với màu của các em nhỏ đặc biệt là các em mầm non.

>>  Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề thợ điện chuẩn tâm linh

Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ 

Văn nghệ trong chương trình trung thu cho các em mầm non là không thể thiếu. Các tiết mục ca múa hát do các em tự biểu diễn, các tiết mục của các cô giáo cùng như các tiết mục múa lân sư rồng được chuẩn bị và lên kế hoạch cho chương trình đêm hội trăng rằm.

Các tiết mục văn nghề phải được người phụ trách lên kế hoạch tập luyện từ sớm và có sự tập dượt kỹ càng.

Chuẩn bị một số phần quà nhỏ

Trung thu chính là dịp để các em nhỏ cùng phá cỗ trông trăng và nhận những món quà nhỏ từ mọi người. Các thầy cô giáo có thể chuẩn bị một số phần quà nhỏ để trao tặng tất cả các em. Phần quà có thể là những chiếc bánh trung thu nhỏ xinh, đối với trường hợp kinh phí cho phép thì thầy cô giáo có thể chuẩn bị những phần quà vật chất để trao cho các em nhỏ có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Tuy giá trị những phần quà là không lớn nhưng lại là sự động viên đối với các em nhỏ, giúp các em có đón 1 mùa trung thu thật sự ý nghĩa.

Việc lên kế hoạch để tổ chức một chương trình nói chung và chương trình trung thu cho các bé mầm non chưa bao giờ đơn giản. Việc lên kế hoạch trước sẽ giúp cho mọi người có thời gian chuẩn bị, điều chỉnh được những điều không hợp lý để có một chương trình thành công nhất. Sau khi lên kế hoạch cụ thể, phân công cho từng người phụ trách một mảng riêng thì sẽ tiến hành tập dượt, kết hợp giữa các phần chuẩn bị lại với nhau để thành một chương trình hoàn chỉnh.

Lồng đèn là món quà thú vị dành cho trẻ

Chương trình trung thu cho em mầm non

Sau đây là một gợi ý hoàn chỉnh và đầy đủ của chương trình trung thu cho em mầm non mà chúng tôi sẽ giới thiệu với mọi người.

Mở đầu cho chương trình trung thu cho các em mầm non: 

Đầu tiên, các thầy cô giáo sẽ ổn định tổ chức cho các em mầm non, một đội múa lân trong trang phục lân sư rồng sẽ xuất hiện để nhằm làm khuấy động không khí náo nhiệt và háo hức của chương trình.

Tiếp đến chị Hằng Nga và chú Cuội sẽ xuất hiện và cùng giới thiệu về chương trình, giới thiệu về những vị khách mời hiện diện tại chương trình. Người dẫn chương trình sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc dẫn dắt chương trình, quyết định đến sự thành cồn của chương trình.

Sau khi đã tiến hành các hoạt động giới thiệu chương trình và đại biểu thì sẽ là những câu chuyện kể về sự tích ra đời của tết trung thu đoàn viên, sự ra đời của chị Hằng và chú Cuội. Trong phần này có thể lồng luôn tiết mục kịch với nội dung diễn tả lại nội dung câu chuyện để lôi cuốn hơn sự chú ý của các em nhỏ.

>>  Cúng thần linh rằm tháng 7 cần những gì phù hợp với văn hóa nhất?

Phần nội dung chính chương trình:

Sau khi đã truyền tải xong các câu chuyện về sự tích Hằng và Cuội, về sự ra đời của trung thu thì sẽ là các tiết mục văn nghề. Lưu ý, sự thay đổi giữa các phần sẽ là những lời dẫn chuyện biểu cảm và lôi cuốn của người dẫn chương trình. Các tiết mục sẽ do các em nhỏ biểu diễn, kết hợp cùng các tiết mục của các cô giáo để thêm phần vui nhộn.

Quá trình diễn ra các tiết mục mục văn nghệ trong phần thân của chương trình sẽ được cài thêm một số trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của các em. Đặc trưng của các trò chơi là được thực hiện với quy mô tập thể lớp, các bạn sẽ cùng chơi với nhau để nâng cao tình đoàn kết và yêu thương nhau.

Phần trao quà và các phần thưởng cho các em bé cũng được thực hiện trong phần thân của chương trình. Người dẫn chương trình sẽ mời nhà tài trợ cũng như đại diện của nhà trường lên để trao cho các em những phần quà nhỏ.

Phần kết của chương trình:

Sau khi đã hoàn thành các tiết mục văn nghệ thì người dẫn chương trình gửi lời cảm ơn đến những tài trợ chương trình cùng với ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh của các em. 

Sau khi đã kết thúc phần lễ thì sẽ đến phần hội, các em sẽ được phá cỗ cùng nhau, cùng nhau chung vui bánh kẹo, hoa quả và rước đèn cùng nhau. Đối với phần rước đèn sẽ là phần cần đến sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và phụ huynh nhất.  Do đó việc sắp xếp các em theo trật tự và cùng nhau đi qua các con ngõ nhỏ của thành phố hoặc những con đường của làng quê.

Một số lưu ý trong chương trình trung thu cho các em mầm non

Vì là chương trình của các em mầm non trong dịp trung thu, do đó các tiết mục văn nghệ cũng cần phải được lựa chọn để phù hợp với sự kiện này. Các bài hát có thể như chiếc đèn ông sao. Ơi ánh trăng vàng, em đi xem hội trăng rằm…

Kết hợp giữa lời kẻ của chị Hằng và chú Cuội thì sẽ được diễn đạt thông qua nhân vật cụ thể để các em hiểu được ý nghĩa và dễ ghi nhớ.

Trong phần văn nghệ và trò chơi, các bé sẽ cùng tham gia để không khí được thêm phần vui nhộn hơn.

Vì là chương trình của các em nhỏ, do đó các trò chơi cũng nên phù hợp với lứa tuổi của các em nhỏ.

Với những thông tin cơ bản trên, hi vọng mọi người sẽ tổ chức chương trình cho các em mầm non thật ý nghĩa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *