Mâm cúng rằm tháng 7 đặt ở đâu tốt nhất?

Theo truyền thống dân tộc, rằm tháng 7 được người dân tổ chức cúng lớn. Điều này cho thấy nó có sự khác biệt rất lớn so với những lễ cúng rằm thông thường khác. 

Trong phong tục dân gian, người ta vẫn cho rằng, rằm tháng 7 có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Vào dịp này, người dân không chỉ làm lễ cúng tạ ơn thổ công, gia tiên phù hộ cho công việc và cuộc sống của gia chủ, đồng thời việc làm lễ này còn mang ý nghĩa tạ ơn với ông tổ nghề. Ngoài ra, dịp này còn là lễ Vu Lan báo hiếu, lễ cúng chúng sinh cho các cô hồn. 

Tìm hiểu thêm:

  • Đặt xôi chè cúng đầy tháng cho bé ở đâu?
  • Đặt heo quay cúng đầy tháng cho bé ngon
Mâm cúng cô hồn đầy đủ chuẩn 3 miền bắc trung nam
Mâm cúng cô hồn rằm tháng 7 đầy đủ chuẩn 3 miền bắc trung nam

Lễ cúng ngày rằm tháng 7 có nguồn gốc từ đâu?

Nhắc đến ngày rằm tháng 7 là người ta nhớ đến sự tích về câu chuyện có hiếu của Bồ tát Mục Kiền Liên. Ông đã vì cứu mẹ mình khỏi kiếp ngọa quỷ mà đã làm ra hành động vô cùng cảm động. 

Chuyện kể rằng, sau khi tu luyện thành phép thần thông; Bồ tát Mục Kiều Liên đã dùng mắt thần của mình để soi sáng mọi nơi trên thế gian và cả địa ngục để tìm được người mẹ đã qua đời của mình. 

Lễ cúng cô hồn tháng 7
Lễ cúng cô hồn tháng 7

Cuối cùng, ông đã nhìn thấy người mẹ đáng thương đang bị đói khát hành hạ ở địa ngục; vì trở thành ngọa quỷ bởi những nghiệp ác mà bà đã gây ra khi còn tại thế. Vì thương mẹ, Mục Kiều Liên đã mang đến cho bà bát cơm; nhưng vì bị đói và bị hành hạ lâu ngày. Thế nhưng người mẹ khi nhận được bát cơm đã sinh ra lòng ích kỷ; vì không muốn cho các quỷ khác lấy mất bát cơm của mình; mà bà đã dùng tay để che đi bát cơm của mình. Thế nhưng người mẹ không nghĩ tới chỉ vì che đi như vậy; mà toàn bộ đồ ăn đã biến thành lửa đỏ khi đưa lên miệng. 

Chứng kiến cảnh này, Mục Kiều Liên vô cùng đau lòng; ông đã quyết định quay về tìm hỏi Phật tổ để cứu được mẹ mình ra. Phật tổ đã răn dạy rằng, muốn cứu được mẹ mình thì chỉ có một cách duy nhất là cung thỉnh chư tăng 10 phương cùng hợp sức vào đúng ngày rằm tháng 7 thì mới mong thành công, nếu không thì dù ông có thần thông quảng đại tới đâu thì cũng vô phương cứu được. Để thỉnh được các vị cao tăng thì Mục Kiều Liên phải chuẩn bị các lễ vật để cúng bái theo đúng hướng dẫn của Phật. 

>>  Cách cúng khai trương tiệm tóc chu đáo nhất

Khi trở về, Mục Kiều Liên đã làm theo đúng lời Phật dạy, thỉnh đủ các vị chư tăng từ 10 phương và làm lễ cúng tế, chính nhờ vậy mà mẹ của Mục Kiều Liên đã được giải thoát thành công. Từ đó, câu chuyện được tương truyền rằng Phật cũng đã dạy con người rằng: chúng sinh ai muốn báo hiếu với cha mẹ thì hãy làm theo cách này. Kể từ sau đó, cứ đến ngày rằm tháng 7 là người dân lại làm lễ cúng rằm vừa xá tội vong nhân vừa là lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ. 

Mâm cúng rằm tháng 7

Lễ cúng rằm tháng 7 khác với các lễ cúng rằm khác hàng tháng, thay vì chỉ làm lễ cúng chay bình thường thì lễ cúng rằm tháng 7, người dân thường tổ chức làm lễ cúng Vu Lan và lễ cúng chúng sinh. Do đó, lễ cúng rằm tháng 7 gồm 3 phần, đó là: Lễ cúng Phật, Lễ cúng gia tiên tiền tổ và lễ cúng cô hồn hay còn gọi là lễ cúng chúng sinh. 

Lễ cúng Phật

Đối với lễ cúng Phật được cho là dịp để thế hệ con cháu tưởng nhớ tới công ơn sinh thành và dưỡng dục của bậc ông cha; đây chính là dịp lễ Vu Lan báo hiếu. Vào ngày này, người dân thường chuẩn bị mâm cúng chay cho cúng Phật; mỗi nhà theo điều kiện của mình sẽ chuẩn bị mâm cúng chay khác nhau. Tuy nhiên, một mâm cúng chay cơ bản cho lễ cúng Phật dịp rằm tháng 7 cần sắm sửa những lễ vật sau: 

  • 1 đĩa xôi trắng hoặc xôi đỏ hay xôi đỗ; nếu rắc ruốc lên xôi thì cũng là ruốc được làm từ nấm hương. 
  • Nem chay.
  • Giò chả chay.
  • Canh rau củ quả hoặc canh nấm hay canh bóng chay.
  • Cải thìa được sốt cùng nấm hương.
  • Đậu hũ non được sốt cùng với nấm.

Lễ cúng gia tiên tiền tổ

Mâm lễ cúng bậc gia tiên tiền tổ trong ngày rằm tháng 7 được cúng trong nhà. Tùy theo quan điểm từng gia đình mà sẽ cúng chay hoặc cúng mặn. Phần lớn gia đình Việt Nam đều cúng mặn đối với lễ cúng gia tiên. Một mâm cúng gia tiên cần sắm sửa bao nhiêu thứ; và đó là những lễ vật gì cũng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế từng nhà. Tuy nhiên, tối thiểu, một mâm cúng gia tiên cần chuẩn bị những đồ cúng sau: 

Trên mâm cúng bậc gia tiên của gia đình cần bày tiền vàng, giấy cúng và hàng vàng mã là đồ dùng hay vật dụng mà người dương muốn gửi cho người âm để mong họ được sống đầy đủ và no ấm như lúc còn tại thế. 

Mâm cúng gia tiên cần chuẩn bị các món mặn cơ bản như: gà luộc, canh củ quả, giò lợn, nem rán, canh miến…, ngoài ra còn có bình trà, nước lọc, rượu trắng. 

Vào rằm tháng 7, nhiều gia đình còn đến chùa để tham gia lễ Vu Lan báo hiếu; những người đã mất cha mẹ thì cài lên ngực một bông hồng trắng; những ai vẫn còn cha mẹ thì cài lên ngực một bông hồng đỏ. Tại chùa, các sư thầy sẽ đọc kinh cầu phúc cho người sống được khỏe mạnh; còn người chết thì sớm được siêu thoát.  

>>  Lưu ý cách cúng khai trương đầu năm

Việc phân biệt thành 2 màu hoa như vậy có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó như một lời nhắc nhở tới con cháu về sự hiếu thảo và tình yêu thương dành cho cha mẹ; báo đáp công ơn trời biển của cha mẹ trong nhiều năm qua. 

Lễ cúng cô hồn

Tháng 7 cũng chính là tháng cô hồn, bởi vào tháng này; Diêm vương sẽ mở cửa ngục giam để cho các cô hồn được trở về với dương thế; tìm đường về với tổ tiên. Người trần muốn các cô hồn không quấy nhiễu thì làm lễ xá tội vong nhân; cầu cho họ sớm siêu thoát rời khỏi kiếp ngọa quỷ, đói khát; hành hạ đồng thời cúng bố thí cho cô hồn đồ ăn, đồ uống và quần áo để họ không bị khổ cực quấn thân.

Vào tháng nay, người ta cũng không tổ chức các hoạt động gì; bởi các cô hồn sẽ trở về dương gian trong thời điểm này; và có thể sẽ quấy nhiễu đến rất nhiều người và công việc khác nhau. Cửa ngục sẽ được mở ra từ ngày 2/7 cho đến ngày 15/7 sẽ đóng lại. Do đó, các cô hồn cũng chỉ được phép trở về dương gian vào những ngày này. 

Nhiều nơi, người ta còn lấy lòng các cô hồn bằng tên gọi như “anh em tốt” hay “thần cửa sau”. Thế giới tâm linh luôn cho rằng; con người tồn tại có hai phần đó là phần hồn và phần xác. Khi kết thúc sự sống thì phần xác của con người chấm dứt mọi hoạt động sống; còn phần hồn vẫn tồn tại và trải qua nhiều bước để được luân hồi chuyển kiếp. Những ai mà khi còn sống làm nhiều việc thiện; thì khi chết đi được đầu thai sớm; còn ngược lại, những người nào khi còn tại thế làm nhiều việc ác; sẽ bị biến thành dã quỷ, trải qua hành hạ, đày đọa nơi địa ngục. 

Mâm cúng cô hồn đầy đủ và chi tiết.

Chính vì vậy, người ta sẽ tổ chức lễ cúng cô hồn để thể hiện tấm lòng từ bi xá tội vong nhân cho những linh hồn đang bị đày đọa ở cõi âm. Để cúng bái cô hồn đúng cách, người dân sẽ tổ chức lễ cúng bắt đầu từ 2/7 đến hết 14/7 để ngày 15/7 các cô hồn quay trở lại địa ngục. Đặc biệt, thời gian cúng cũng khác với những lễ cúng bình thường; lễ cúng diễn ra vào sau 12h trưa. Khi đó, âm thịnh dương suy, các cô hồn không bị suy yếu mới có thể trở về dương thế. 

Những lễ vật sử dụng để cúng cô hồn cũng khác với những lễ vật dùng để cúng trong những lễ cúng khác, đồ cúng cô hồn tuyệt đối không sử dụng đồ cúng mặn vì dễ làm này sinh lòng tham và sự ích kỷ của các cô hồn, thu hút chúng ở lại dương gian quấy nhiễu người trần. Lễ cúng cô hồn cần chuẩn bị những đồ cúng như sau: 

  • Trái cây
  • Các loại kẹo bánh: Bim bim, kẹo, thạch, bỏng gạo, bỏng ngô…
  • Cháo trắng loãng chia thành 12 bát nhỏ
  • Quần áo chúng sinh sắm sửa từ 12 bộ đến 50 bộ, tùy điều kiện từng nhà
  • Giấy cúng và tiền vàng
  • Nước trắng
  • Hương nhang, đèn hoặc nến 
  • Gạo và muối trắng sạch
  • Đường thẻ cắt nhỏ thành 12 cục.
>>  Chuẩn bị mâm cúng gia tiên rằm tháng 7 – Tươm tất hơn với gợi ý sau

Khi kết thúc lễ cúng cô hồn, gia chủ phải vãi gạo và muối ra theo các hướng; và vãi từ trong ra ngoài, nếu làm ngược lại gia đình đang dẫn đường để cô hồn đi vào trong nhà. Có rất nhiều nơi, sau khi cúng cô hồn xong; người ta còn để cho trẻ con giật đồ cúng cô hồn; càng giật được nhiều thì lại càng may mắn. 

Mâm cúng cô hồn, mâm cúng rằm tháng 7 chi tiết và đầy đủ nhất.
Mâm cúng cô hồn, mâm cúng rằm tháng 7 chi tiết và đầy đủ nhất.

Những việc nên làm vào dịp cúng rằm tháng 7

Cầu phúc cho cha mẹ và làm nhiều việc hướng thiện

Việc đầu tiên là bạn nên ăn chay để tẩy rửa tâm linh thanh tịnh; con người trở nên hiền hòa, không sát sinh, không nghĩ làm điều ác và sinh ra lòng tham. Vào dịp này, bạn cũng thường xuyên cầu nguyện thật thành tâm; để cầu phúc thọ cho người còn sống và cầu siêu thoát cho người đã mất. 

Thường xuyên dành thời gian và tình cảm nhiều hơn bên cha mẹ

Ngày lễ Vu Lan trong dịp rằm tháng 7 chính là dịp để nhắc nhở con cháu luôn nhớ tới công ơn của ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ sau thành những người có ích. Trong dịp này, con cháu cần dành thời gian và tình cảm nhiều hơn bên những ông bố, bà mẹ, bên ông bà mình. Nếu như bạn ở xa thì hãy nghĩ đến việc về thăm người thân của mình nhé. 

Chuẩn bị mâm cơm tươm tất để cúng bái

Mâm cúng trong lễ Vu Lan nhằm tỏ tấm lòng thành kính với Thần Phật cùng gia tiên tiền tổ. Do đó, mâm cúng nên được chuẩn bị thật tận tâm, tỉ mỉ, chu đáo để mỗi món đồ cúng dâng lên đều là tấm lòng của gia chủ. 

Đặt mâm cúng rằm tháng 7 trọn gói sẽ giúp bạn tiết kiệm được cả thời gian, công sức và chi phí; mà vẫn thể hiện sự chu đáo của bản thân để dâng lên với các vị Phật, các vị thần linh và gia tiên. Dịch vụ cung cấp mâm cúng trọn gói rằm tháng 7 của Đồ Cúng Nhân Tâm mang đến nhiều sự lựa chọn khác nhau cho khách hàng với các mâm cúng dịch vụ đa dạng.

Thấy Là Thích chuyên cung cấp mâm cúng cô hồn trọn gói
[ cúng rằm tháng 7 | hướng dẫn cúng rằm tháng 7 | lễ vật cúng rằm tháng 7 | lưu ý khi cúng rằm tháng 7 | không cúng rằm tháng 7 | đặt mâm cúng rằm tháng 7 | cúng cô hồn rằm tháng 7 mấy giờ tốt ]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *