Lồng đèn trung thu là phụ kiện không thể thiếu trong ngày tết thiếu nhi. Dưới đâyhãy khám phá cách làm lồng đèn trung thu bằng giấy nhanh chóng, đẹp.
Trung thu là tết thiếu nhi, đây là một trong những sự kiện trọng đại trong năm. Với mỗi lễ hội sẽ có những đặc trưng riêng và lễ trung thu cũng không ngoại lệ. lồng đèn sẽ là phụ kiện không thể thiếu trong nghi thức rước đèn trung thu. Bạn đã biết cách làm lồng đèn trung thu bằng giấy? Nếu chưa, cùng tham khảo bài viết này.
Tìm hiểu thêm:
- Mâm lễ cúng rằm Trung Thu tháng 8
- Tết Trung Thu 2021, nguồn gốc và ý nghĩa, mâm lễ vật
Tìm hiểu về cách làm lồng đèn trung thu bằng giấy đẹp
Trước đây, đèn lồng đều được làm từ nguyên liệu chính là tre, giấy. Đây đều là những vật liệu dễ kiếm, thân thuộc và gần gũi với con người, môi trường. Ngày nay, đời sống của con người được cải thiện, nhu cầu sử dụng sản phẩm cũng tăng lên. Do vậy, nhiều vật liệu làm đèn lồng ra đời với những ưu điểm khác nhau như; đèn lồng nhựa, đèn lồng từ thủy tinh,…. Thế nhưng, đèn lồng bằng giấy vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của mọi người.
Những chiếc đèn lồng giấy không chỉ thân thiện, an toàn với môi trường. Bên cạnh đó, cách làm lồng đèn trung thu bằng giấy vô cùng đơn giản, dễ thực hiện với nhiều đối tượng. Quá trình làm đèn lồng giấy không chỉ giúp cho trẻ học hỏi thêm được cách làm. Bên cạnh đó, đây còn được xem là loại hình giải trí an toàn, bổ ích dành cho trẻ.
Những nguyên liệu và dụng cụ cần có
Trước hết, bạn cần tìm mua bút, thước kẻ, giấy nhiều màu, dây len, băng dính, hồ dán,…. Đây là những vật liệu vô cùng quen thuộc với các bạn nhỏ. Và bạn cũng có thể tìm mua tại các cửa hàng tạp hóa gần nhà.
Các bước làm đèn lồng giấy
Quy trình làm đèn lồng giấy tương đối đơn giản, dễ dàng với các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và xử lý các loại vật liệu
Giấy khi mua về bạn cần phân loại để sử dụng cho dễ dàng hơn khi phối màu.
Bước 2: Tạo hình
Những tờ giấy có hình chữ nhật, bạn chỉ việc tiến hành gấp đôi tờ giấy lại cho hai đầu mép bằng nhau.
Bước 3: Đo đạc, đánh dấu kích thước đèn lồng
Ở bước này, bạn cần sử dụng đến thước kẻ để đo và tiến hành vẽ các đường song song trên mặt giấy. Mỗi đường thẳng thường sẽ có khoảng cách 3cm. Còn đối với 2 đầu mép của tờ giấy chỉ chửa tầm 2cm. Tiếp đến, bạn sử dụng kéo cắt tách miếng giấy theo các đường thẳng đã được kẻ trước đó.
Bước 4: Tiến hành trang trí
Nếu sử dụng giấy trắng, để chiếc đèn lồng đặc sắc hơn bạn có thể dùng bút màu để tô, trang trí lên tờ giấy. Còn nếu là giấy màu, bạn có thể bỏ qua công đoạn trang trí này.
Bước 5: Tạo hình đèn lồng
Rất đơn giản, bạn chỉ việc cuộn và sử dụng keo để gián hai đầu mép của tờ giấy lại với nhau. Tương tự làm tiếp cho đến khi hết nguyên liệu đã chuẩn bị.
Bước 6: Nối dây
Bạn có thể dùng bút để tạo lỗ ở 2 đầu đối diện với viền trên dưới của chiếc đèn lồng. Tiếp đó, bạn dùng dây xâu qua lỗ và cố định lại bằng nút thắt. Như vậy, rất nhanh bạn đã có thể tự tay làm ra chiếc đèn lồng giấy đơn giản, đẹp tại nhà.
Bạn cũng có thể làm phong phú hơn cho chiếc đèn của mình bởi các họa tiết, hình ảnh trang trí tùy thích. Tùy theo nhu cầu, kích cỡ đèn lồng giấy bạn muốn làm để lựa chọn giấy cho phù hợp.
Trên đây là cách làm lồng đèn trung thu bằng giấy đơn giản, dễ thực hiện. Hy vọng rằng, bạn có thể tự mình hướng dẫn các bạn nhỏ làm đèn lồng giấy đơn giản tại nhà cho ngày trung thu thêm phần ý nghĩa.
Ý nghĩa của ngày lễ trung thu bạn đã thật sự hiểu rõ?
Chắc hẳn, những hình ảnh rước đèn trung thu, xem múa lân, ngân nga hát các ca khúc về trung thu sẽ là ký ức tuổi thơ đẹp của mỗi người. Rằm tháng tám âm lịch hàng năm năm là một trong những sự kiện lớn của người Việt. Đây là thời điểm trăng tròn và sáng nhất chính vì thế còn có tên gọi khác là lễ hội trăng tròn. Đối với nhà nông, rằm tháng 8 âm lịch cũng là dịp nông nhàn, thảnh thơi sau những ngày tháng làm lụng vất vả.
Vào lễ trung thu nhà nhà đều sắm cỗ để bày cúng lên tổ tiên nhằm tỏ lồng thành kính, biết ơn đến ông bà tổ tiên. Và đây cũng là dịp để mọi thành viên trong gia đình sum họp vui vẻ bên gia đình. Đối với con trẻ sẽ được thỏa thích vui chơi với nhiều nghi thức như rước đèn, xem mua lân, phá cỗ,…. Từ lâu, tết trung thu là một nét đẹp văn hóa truyền thống đẹp trong tâm trí của bao thế hệ người Việt.
Tìm hiểu về phong tục rước đèn trong ngày tết trung thu
Phong tục rước đèn là một nghi thức không thể thiếu trong dịp lễ trung thu ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Những chiếc đèn lồng trung thu với kiểu dáng thiết kế mới lạ, độc đáo, đa dạng sắc màu góp phần làm cho lễ hội thêm phần rực rỡ hơn.
Không đơn thuần là món quà dành tặng trẻ em trong ngày lễ. Hình ảnh đèn trung thu còn là ký ức tuổi thơ đẹp của mỗi người bên gia đình, bạn bè thân yêu. Nghi thức rước đèn lồng với ánh sáng ấm, rực rỡ sắc màu làm tăng thêm không khí háo hức, vui nhộn cho ngày lễ.
Bên cạnh đó, đèn lồng còn tượng trưng cho may mắn đến với các gia đình. Rước đèn còn thể hiện nguyện vọng, mong ước của mỗi người gửi gắm đến thần linh. Những mẫu đèn lồng truyền thống thường làm từ chất liệu giấy, tre có trong tự nhiên. Cùng với đó, đèn lồng còn được làm ra với đầy đủ hoa văn, hiểu dáng, hình dạng khác nhau. Với mỗi chiếc đèn còn mang những ý nghĩa biểu tượng khác biệt.
Như một nét văn hóa đẹp của người Việt Nam vào mỗi độ trung thu đến. Hầu hết các làng nghề làm đèn lồng thường tổ chức hội thi làm đèn lồng. Đây không chỉ là cuộc thi giúp lưu giữ lại được nét đẹp truyền thống. Bên cạnh đó, thông qua cuộc thi còn thể hiện được khối óc, đôi bàn tay sáng tạo của người Việt.
Khám phá ý nghĩa của đèn lồng trung thu
Đèn lồng trung thu được sáng tạo với rất nhiều hình dạng, kiểu dáng khác nhau. Ngoài việc thể hiện sự tinh tế, tài hoa của người làm. Mỗi chiếc đèn lồng còn mang những nét ý nghĩa riêng. Hãy cùng khám phá rõ hơn về điều này.
Đèn lồng ông sao
Có thể nói, đèn ông sao là loại đèn lồng phổ biến nhất trong dịp tết trung thu của người Việt từ xưa đến nay. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp, tìm mua được chiếc đèn ông sao 5 cánh rực rỡ sắc màu tại các cửa hàng. Nguyên liệu chính làm đèn lồng ông sao thường từ tre, gỗ và giấy nilon nhiều màu. Ngày nay, để tăng thêm tính thẩm mỹ, hấp dẫn hơn cho sản phẩm. Đơn vị sản xuất đã có sự cải tiến về chất liệu, hóa tiết, tạo sự bắt mắt hơn cho sản phẩm với dây kim tuyến nhiều màu.
Bên cạnh tính thẩm mỹ. Chiếc đèn lồng ông sao có 5 cánh được lấy ý tưởng thiết kế dựa trên quy luật ngũ hành của phong thủy. Do đó, chiếc đèn lồng còn thể hiện sự hài hòa, cân bằng giữa con người, và các mối quan hệ của cuộc sống với vạn vật, đất trời.
Đèn lồng hình cá chép
Trong đời sống của người Việt từ bao đời nay, hình ảnh cá chép gắn liền với những sự kiện thiêng liêng. Cá chép hóa rồng trong truyền thuyết từ xa xưa, cá chép là phương tiện di chuyển của thần táo vào ngày 23 tháng chạp,….. Và hình ảnh cá chép được sử dụng để làm đèn lồng vào dịp trung thu. Đây cũng là loại lồng đèn truyền thống quen thuộc với mỗi trẻ em Việt.
Đèn lồng mô phỏng hình cá chép tượng trưng cho ý chí vươn lên mạnh mẽ, vượt mọi khó khăn của cuộc sống. Cùng với đó, những chiếc đèn lồng với đầy đủ sắc màu, hoa tiết trang trí giúp tăng tính thẩm mỹ cho chiếc đèn.
Lồng đèn kéo quân
Mẫu đèn kéo quân có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đèn lồng kéo quân gắn liền với hình ảnh vua Dục Đức – vị vua giỏi, có đức, có tài trong xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ. Hình ảnh đèn kéo quân còn thể hiện cho tình thương yêu, tấm lồng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Chính vì thế, đây cũng là mẫu đèn lồng được ưa chuộng nhiều trong ngày lễ trung thu ở Trung Hoa và ở nước ta.
Đèn lồng hình tròn
Những chiếc đèn lồng tròn không còn quá xa lạ gì với chúng ta hiện nay. Không chỉ được sử dụng trong lễ rước đèn vào dịp trung thu. Đèn lồng tròn còn là phụ kiện trang trí đặc sắc, nổi bật được nhiều người lựa chọn.
Chiếc đèn có thiết kế hình tròn tương đối đơn giản nhưng lại mang ý nghĩa sau sắc. Theo đó, vào ngày rằm tháng 8 hàng năm, đèn lồng tròn với ánh sáng lung linh của nến tựa như hình ảnh ánh trăng sáng, tròn vành vạch. Bên cạnh đó, đèn lồng tròn còn thể hiện cho sự tôn vinh nét đẹp của thiên nhiên đất trời. Thông qua đèn lồng, con người còn mong muốn bày tỏ ước nguyệt trời đất về một mùa màng bội thu.
Đèn lồng con cóc
Con cóc cũng là hình ảnh được xuất hiện nhiều trong ca dao, tục ngữ của người Việt. Đối với nhà nông, con cóc mang ý nghĩa mưa thuận, gió hòa đem lại điều tốt đẹp cho mùa màng. Do vậy, trong quá trình làm đèn lồng, hình ảnh con cóc cũng được vận dụng vào. Đèn lồng con cóc lớn hay nhỏ đều mang ý nghĩa biểu đạt mong muốn cho một mùa bội thu, mưa thuận, gió hòa. Bên cạnh đó, đèn lồng con cóc còn thể hiện sự thịnh vượng, may mắn, mang đến ý nghĩa tích cực cho con người.
Như vậy, trên đây là những ý nghĩa biểu tượng trong mỗi chiếc đèn lồng. Tin chắc rằng, bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích sau khi đọc, tham khảo bài viết này.