Tam Sên là gì? Bộ Tam Sên gồm những gì?

Bộ tam sên là gì?

Bộ tam sên xuất hiện nhiều trong các lễ cúng tâm linh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bộ tam sên. 

Một trong những lễ vật quan trọng không thể thiếu trong các lễ cúng tâm linh như cúng khai trương, cúng động thổ, cúng Thần tài – Ông địa,….đó chính là bộ tam sên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết; và hiểu rõ lễ vật thờ cúng này được sắm sửa gồm những gì và thể hiện ý nghĩa ra sao trong thờ cúng. Do đó, hãy cùng Thấy Là Thích tìm hiểu để làm rõ hơn về lễ vật thờ cúng này; thông qua các thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu thêm:

  • Cúng đất đai mấy chén cơm
  • Mâm cúng khai trương cửa hàng mới thành lập

Ý nghĩa của bộ tam sên trong mâm cúng người Việt

Bộ tam sên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong văn hóa thờ cúng của người Việt. Theo đó, bộ tam sên có nguồn gốc từ Tam sinh; nó được hiểu theo thuyết tâm linh gồm có: Noãn sinh, Thấp sinh và Thai sinh. Tam sên có ý nghĩa tượng trưng cho hình ảnh 3 loài vật đại diện: 1 loài sống trên không, 1 loài sống trên cạn và 1 loài sống dưới nước.

Bộ tam sên thường xuất hiện trong các lễ cúng

Theo quan niệm cũng như lời giải thích của các chuyên gia về văn hóa tâm linh; bộ tam sên chính là lễ vật đại diện cho 3 loài vật tượng trưng cho ý nghĩa về tâm linh là Thổ – Thủy – Thiên. Trong đó, miếng thịt lợn (đại diện cho loài vật sống trên cạn) – Thổ; Con tôm hoặc con cua (đại diện cho loài vật sống dưới nước) – Thủy và trứng vịt hay trứng gà (đại diện cho loài có lông vũ bay trên trời) – Thiên.

Ngoài ra, bộ tam sên trong Kinh Lăng Nghiêm còn hàm chứa một ý nghĩa khác; người ta cho rằng Đức Phật chia chúng sinh thành 12 loài đó là:

  • Loài được sinh từ trứng (được gọi là Noãn sinh)
  • Loài được sinh từ thai (được gọi là Thai sinh)
  • Loài được sinh ở dưới đất do ẩm ướt như côn trùng (được gọi là Thấp sinh)
  • Loài được sinh ra hình chất mới nhờ loại bỏ đi bản chất cũ như gạo hóa thành mọt, bông lúa hóa con sâu hay cỏ mục hóa thành đom đóm,… (được gọi là Hóa sinh)
>>  Không cúng căn có sao không và cách tính tuổi cúng căn

Trong các lễ cúng, ngoài bộ tam sên; người dân còn sử dụng thêm cá lóc nướng để cúng quan Thần tài. Theo đó, người ta sẽ nướng cả con cá lóc hơn nữa còn để nguyên vi vảy cũng như không được cắt đuôi. Sở dĩ cá lóc phải để nguyên con; bởi người dân quan niệm nó tượng trưng cho tấm lòng thành kính của thế hệ con cháu đối với ông bà tổ tiên; thời trước kia đã phải trải qua tháng ngày khai hoang vừa khó khăn vừa khổ cực.

Bộ tam sên cúng động thổ, cúng khai trương, cúng đầy tháng thôi nôi

Chuẩn bị bộ tam sên cúng động thổ, khai trương gồm những gì?

Tam sên là gì và bộ tam sên cần bao gồm những gì thường là nghi vấn được nhiều người quan tâm nhất. Trong văn hóa thờ cúng, bộ tam sên sẽ bao gồm những lễ vật tâm linh như sau:

  • Miếng thịt lợn – Thổ (đại diện cho loài vật sống trên cạn)
  • Tôm hoặc cua – Thủy (đại diện cho loài vật sống dưới nước)
  • Trứng gà hoặc trứng vịt – Thiên (đại diện cho những loài có lông vũ bay ở trên trời và trứng cũng là để tượng trưng cho tính phồn thực)

Với mâm lễ vật cúng đầy đủ này, bộ tam sên mang ý nghĩa cầu mong có được sự may mắn, thuận lợi, đầy đủ và tài lộc sẽ đến với gia đình. Mặt khác, cúng bộ tam sên còn hàm chứa việc thể hiện tấm lòng thành kính; cùng biết ơn đến với gia tiên cũng như các vị  quan thần tại gia đình.

mâm cúng khởi công sửa nhà
Mâm cúng động thổ khởi công sửa nhà

Cách chuẩn bị mâm ngũ quả chuẩn phong tục Việt

Việt Nam chia lãnh thổ làm 3 vùng miền khác biệt. Chính vì vậy, với mỗi vùng sẽ có những văn hóa và tập quán khác nhau; đặc biệt là những quan niệm khác nhau trong đời sống thường ngày; nó thể hiện rõ nhất là trong những dịp tổ chức lễ cúng quan trọng thông qua mâm ngũ quả.

Mâm ngũ quả cúng đất đai

Mâm ngũ quả của người miền Bắc

Văn hóa phương Đông quan niệm theo thuyết tâm linh là vạn vật được dung hòa cùng trời đất. Chính vì thế, mâm ngũ quả cũng phải phối theo đúng 5 màu; đó là: Kim là màu trắng, Mộc là màu xanh, Thủy là màu đen, Hỏa là màu đỏ và Thổ là màu vàng.

Mâm ngũ quả của người miền Bắc thường có 5 loại: Bưởi, chuối, hồng, đào, quýt. Cách trình bày truyền thống là: Chuối được đặt ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ những loại quả khác. Chính giữa được đặt quả bưởi hoặc quả phật thủ màu vàng. Các loại quả được bày xung quanh. Những chỗ trống sẽ được người dân cài xen kẽ với táo xanh, quýt vàng hoặc những quả ớt chín đỏ.

Mâm ngũ quả miền Trung

Khúc ruột miền Trung tuy nghèo khó và có rất ít loại trái cây; có thể sinh trưởng và phát triển tươi tốt. Do đó, người dân tại đây không quá câu nệ về hình thức; chủ yếu là có gì thì cúng nấy, thành tâm để dâng kính lên tổ tiên. Bởi thế, mâm ngũ quả ở mỗi nhà lại có sự khác nhau; ai cũng cho rằng cúng quả gì cũng được, miễn là có độ tươi ngon.

>>  Hướng dẫn chuẩn bị làm tiệc đầy tháng cho bé đầy đủ, chi tiết nhất

Mâm ngũ quả ở miền Nam 

Người dân miền Nam thường bày mâm ngũ quả theo ý nghĩa “Cầu sung vừa đủ xài”; với ước mong cho một năm mới đủ đầy, sung túc; việc bày biện, bố trí tương ứng với 5 loại trái cây tươi: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Nhiều nhà còn sắm thêm quả dứa thơm nức để bày với mong muốn được con cháu đầy nhà; cộng thêm một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng giúp để cầu may mắn.

Mâm ngũ quả miền Nam thể hiện rõ sự bình dị, gần gũi và dân dã. Mỗi người có một cuộc sống và mong muốn khác nhau; biết như thế nào là “đủ”; nhưng ai cũng mong muốn chỉ cần đủ mà thôi. Người miền Nam rất kỵ cúng một số loại quả; vì theo cách phát âm tên gọi lại mang ý nghĩa không tốt, như:

  • Chuối có ý nghĩa là làm ăn không phất lên được.
  • Lê, táo có ý nghĩa đổ bể, dễ thất bại.
  • Cam, quýt có ý nghĩa là quýt làm cam chịu.
Mâm ngũ quả cúng động thổ xây nhà

Tìm hiểu ý nghĩa của Bộ Tam Sên

Món thịt lợn (Đại diện cho loài sống trên cạn)

Món lễ vật đầu tiên cần dâng lên khi cúng bộ tam sên là món thịt lợn. Hình thức dâng thịt lợn thường được làm là thịt lợn quay. Tuy nhiên, cũng có thể dâng theo các hình thức khác đó là thịt lợn luộc hoặc thịt lợn hấp. Đối với thịt lợn quay, bạn cần phải chuẩn bị các nguyên liệu và thực hiện cách làm như sau:

  • Chuẩn bị đủ 300g thịt ba chỉ ngon để nguyên miếng, sả đập dập, hành tây trắng, gừng thái lát, muối và chanh.
  • Dùng dao sắc cạo sạch lớp da lợn, rửa sạch và khứa một vài đường ở trên da lợn để miếng thịt trông sẽ đẹp mắt hơn sau khi hoàn thành.
  • Cho thìa canh muối, sả, gừng, hành và chanh vào nồi đã đổ nước và nấu sôi.
  • Sau đó cho thịt lợn vào luộc khoảng từ 8 – 10 phút, vớt thịt ra và ướp với muối rồi cho lên khay để ráo nước.
  • Tiếp theo, bắc chảo dầu lên trên bếp, để dầu hơi nóng rồi cho phần da thịt lợn vào trước chiên khoảng 5 phút để da rộp và nổ đều rồi trở miếng thịt chiên lại cho vàng đều.

Món tôm hoặc cua – đại diện cho loài sống ở dưới nước

Quá trình chuẩn bị món này cũng khá đơn giản. Quan trọng là phần chọn lựa nguyên liệu cần phải tươi ngon, tôm cua vừa to và vừa tươi thì bộ Tam Sên sẽ càng đẹp. Cho ít sả và nước đem đun sôi lên, cho tôm hoặc cua đã rửa vào luộc từ 5 – 7 phút. Cuối cùng, chúng ta đã có ngay sắc hồng đỏ trên mâm cúng.

Trứng gà hoặc trứng vịt là đại diện cho loài lông vũ bay trên trời- Thiên

Thông thường người ta sẽ luộc trứng theo số lẻ từ 1 – 3 quả trứng để thành bộ Tam Sên. Trứng gà được rửa thật sạch rồi đem luộc chính và bày ra đĩa.

>>  Mâm cúng Mụ đầy năm cho bé trai Miền Bắc có gì đặc biệt?

Bộ tam sên trong mâm lễ cúng Thần Tài, Thổ Địa

Một trong những lễ cúng tâm linh thường dùng bộ tam sên nhất là cúng bàn thờ ông thần tài thổ địa, ban thờ ở miền Nam thờ cùng với Ông Địa, còn bàn thờ ở miền Bắc cúng nguyên Thần Tài và chỉ nhà nào kinh doanh thì mới thờ. Trong ngày cúng thần tài, đặc biệt là vào dịp cúng ngày mùng 10 tháng Giêng năm âm lịch thì mâm cúng này sẽ có thêm bộ tam sên xuất hiện.

Nhiều gia đình khi cúng vào ngày Thần Tài tháng Giêng thường bỏ quên cúng bộ tam sên mà chỉ làm mâm lễ mặn để cúng. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ qua lễ vật này bởi ý nghĩa của nó vô cùng quan trọng, thế nhưng, cũng còn tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình mà quyết định có nên cúng thêm bộ tam sên trong mâm cúng mùng 10 tháng Giêng hàng năm.

Bộ tam sên trong mâm lễ cúng đất đai

Lễ cúng đất đai là chỉ lễ cúng thổ thần trong các dịp vào đầu năm, cuối năm, động thổ, cúng nhập trạch, cúng khai trương… Trong các lễ cúng này, bao giờ cũng có thêm một bộ tam sên cũng. Bộ tam sên có trong mâm lễ cúng đất đai đều chỉ cần

  • 1 miếng thịt ba chỉ lợn luộc
  • 3 quả hoặc 5 quả trứng vịt (hoặc trứng gà)
  • 3 con hoặc 5 con tôm luộc (hoặc con cua)

Bộ tam sên trong mâm lễ cúng đầy tháng

Vào lễ cúng đầy tháng, các gia đình thường chuẩn bị 2 mâm lễ cúng, 1 mâm cúng tạ ơn các bà Tiên và Đức Ông; một mâm cúng Thần linh, Thổ Công, Thổ địa và gia tiên trong nhà. Đối với mâm lễ tạ ơn trong mâm cúng đầy tháng, thôi nôi, cúng đốt, cúng căn là lễ cúng tạ ơn 12 bà mụ bà tiên nương và bà mụ chúa (hoặc 3 đức ông). Trong cả 2 lễ cúng này thì đều không cần dùng tới bộ tam sên.

Tuy nhiên, nếu gia đình nào có thờ Thần Tài trong nhà thì trong lễ cúng đầy tháng; nếu có chuẩn bị thêm lễ cúng Thần Tài thì gia đình có thể làm thêm một bộ tam sên để cúng trên ban thờ này.

Bạn vẫn còn nhiều thắc mắc hay nghi vấn về bộ tam sên hoặc chưa biết sắm sửa hoặc tổ chức lễ cúng có bộ tam sên như thế nào. Hãy tìm đến với dịch vụ cung cấp mâm cúng tại Thấy Là Thích | Đồ Cúng Nhân Tâm.

Thấy Là Thích chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói
[ bộ tam sên | bộ tam sên gồm những gì | bộ tam sên cúng thần tài thổ địa | bộ tam sên cúng đất đai | bộ tam sên cúng động thổ | bộ tam sên cúng xong có ăn được không | bộ tam sên cúng đầy tháng thôi nôi | bộ tam sên cúng khai trương ]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *