Lễ cúng thổ công – thổ địa cần chuẩn bị gì để tỏ lòng thành
Lễ cúng thổ công – thổ địa là một nghi thức không thể nào thiếu ở trong ngày động thổ. Không chỉ đơn thuần là việc khai báo, xin phép mà còn là dịp để bạn tỏ lòng thành kính.
Lễ cúng thổ công – thổ địa là một nét văn hóa truyền thống. Cũng như là nét đẹp tinh thần không thể nào thiếu ở trong đời sống tâm linh người Việt. Chứa đựng nhiều ý niệm tốt lành và cầu thịnh vượng, hanh thông.
Tìm hiểu thêm:
- Tất tần tật về lễ vật cúng động thổ xây dựng nhà cửa công trình
- Điều cấm kỵ khi làm mâm cúng động thổ xây dựng công trình lớn
Ông thổ địa – thổ công là vị thần nào?
Dù rằng trong bất cứ gia đình người Việt nào cũng có thờ thần thổ công. Nhưng rất hiếm ai biết được lai lịch, nguồn gốc thực sự của ông. Theo truyền thuyết văn hóa Trung Hoa thì vị thần thổ địa thổ công được coi là một dạng của các vị thần đất mẹ. Ông có nhiệm vụ và chức trách trông coi nhà cửa, đất đai. Đây là người định đoạt họa phúc ở trong gia đạo. Chính vì vậy người ta thường thờ thổ công trong nhà để ông có thể bảo vệ nhà cửa, gia đạo êm ấm.
Còn đối với người Việt ta, văn hóa thờ phụng thần thổ địa – thổ công được xuất phát từ quan niệm “đất có thổ công, sông thì có hà bá”. Chính vì vậy, khi muốn làm bất cứ điều gì đụng tới đất đai; như là động thổ xây nhà mới, dỡ nhà hay là khai trương thì đều sẽ có tục cúng thổ công. Đây được coi như là một lời xin phép và thông báo. Bên cạnh đó, đây cũng sẽ là dịp để cầu bình an, may mắn trong suốt quá trình.
Thần thổ địa thổ công là một nhân vật không hề có thật. Thần bước ra từ trong giai thoại và nhiều tín ngưỡng của người phương Đông. Ông được tạc hình hài là một ông lão bụng phệ, khuôn mặt phúc hậu với nụ cười tươi tắn. Mọi người cũng truyền tay nhau, thần thổ công là một vị thần hiền lành, tốt bụng. Ông chính là chỗ dựa tinh thần cũng là một nét đẹp truyền thống không thể nào thiếu trong đời sống tâm linh người Việt.
Việc thờ cúng ông thổ địa – thổ công có ý nghĩa gì trong đời sống tâm linh
Có thể nói rằng, không có một gia đình Việt nào mà không hề có bàn thờ thổ công. Không có một dịp lễ cúng đất đai nào mà không mang hình tượng của ông. Trong gia đình, người ta thờ thần thổ công để nhờ người giữ gìn đất đai; trông coi nhà cửa và phù hộ ấm êm. Còn trong các dịp lễ cúng động thổ, người ta xin phép, hỏi ý thần thổ công cai quản nơi đó để tránh phạm thượng. Và mong muốn cầu khẩn những điều may mắn. Mong thần có để phù hộ mọi chuyện suôn sẻ, hanh thông.
Người ta thường cúng thần thổ địa – thổ công vào dịp lễ nào
Đối với trong gia đình, người ta thường cúng thần thổ địa – thổ công vào các dịp rằm 30; mùng một hay 15 hàng tháng hoặc là cúng vào dịp lễ tết,… Bên cạnh đó, nghi thức cúng thổ địa – thổ công còn được thực hiện cực kỳ trang trọng. Ví dụ như động thổ dỡ nhà, động thổ xây dựng nhà mới, thi công công trình,… Điều này có thể giúp cho dự án được diễn ra suôn sẻ.
Nên chọn đồ cúng thế nào để dâng lên vị thần thổ địa – thổ công
Vào những dịp lễ nhỏ ở trong gia đình thì bạn có thể chuẩn bị mâm cúng, cỗ cúng đơn giản như mâm ngũ quả trái cây và hoa tươi, bánh kẹo, có khi cũng nên chuẩn bị rượu thịt, bộ tam sên cúng mặn cho ông.
Còn đối với mâm cỗ cúng thổ công – thổ địa trong ngày động thổ (xây nhà hay dỡ nhà) thì cần chuẩn bị những lễ vật như sau, hãy cùng chúng tôi tham khảo nhé!
- Một bộ tam sên bao gồm có một miếng thịt heo luộc, một hoặc ba quả trứng vịt luộc và một hoặc ba con tôm hoặc cua luộc (tôm cua không được gãy càng); Đây là lễ vật cúng đặc trưng của người miền nam.
- Một con gà trống luộc (nguyên con, gà da phải vàng đẹp). Hoặc có thể thay bằng một con heo sữa quay (tùy vào điều kiện của mỗi gia chủ mà tùy ý lựa chọn)
- Một đĩa xôi lớn hoặc là bánh chưng (có thể thay đổi tùy vùng miền, như lựa chọn xôi gấc, xôi đậu xanh,…)
- Một mâm ngũ quả trái cây thịnh soạn
- Một bình hoa tươi (hoa tươi cắm đầy bình, dễ coi)
- Một đĩa trầu cau têm cánh phượng (trầu phải tròn, không bị xước, lá cau xanh, không rách và tươi)
- Một đĩa bánh kẹo
- Giấy tiền vàng bạc, rượu, trà, nước, gạo và muối
- Nhang rồng phượng và nến thắp
Đây là một mâm cỗ cúng thổ công thổ địa với những đồ cúng cơ bản. Tùy thuộc vào từng vùng miền khác nhau mà có lễ vật cúng cho phù hợp. Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy. Quan trọng nhất vẫn là lòng thành, sự biết ơn và sự tôn trọng đối với các bậc thần linh.
Những lưu ý quan trọng trong việc chọn đồ cúng thần thổ địa – thổ công
Với mỗi dịp cúng khác nhau thì cũng cần có một vài lưu ý cụ thể ở trong lễ vật và nghi thức tiến hành để cúng. Cùng tham khảo với Thấy Là Thích trong mục dưới đây.
- Về mâm ngũ quả trái cây: Khi chọn trái cây để bày mâm ngũ quả cúng thổ công thổ địa, bạn cần phải chọn những loại trái cây tươi, vừa chín tới hoặc là quả xanh cũng được. Nên chọn những loại trái cây mang ý nghĩa tốt đẹp và hanh thông. Ví dụ như quả đu đủ, quà dừa hay quả xoài, chuối, bưởi hoặc là phật thủ,… Mỗi vùng miền thì có thể lựa chọn loại quả khác nhau. Mâm trái cây được đặt ở bên tay trái của bàn cúng.
- Về cách chọn hoa tươi: Nên chọn những loại hoa có màu sắc tươi tắn và rạng ngời. Chúng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, bình an và thịnh vượng. Điển hình như hoa cát tường, hoa lay ơn, hoa đồng tiền,… Tránh chọn hoa tươi có màu trắng, sẽ không tốt tới vận khí sau này. Bình hoa được chưng ở bên tay phải của bàn cúng. Bạn cần chọn hoa nở đẹp, có cả hoa cả nụ để hài hòa hơn.
- Về văn khấn thổ công thổ địa đúng cách: Văn khấn là một bước quan trọng trong dịp lễ cúng. Chính vì vậy bạn cần chuẩn bị thật kỹ trước khi tiến hành lễ cúng. Bạn có thể viết ra giấy và học thuộc hoặc là cầm giấy đọc to, rõ ràng và mạch lạc. Cần tập trung và đặt sự thành tâm trong đó thì thần linh mới có thể chứng giám.
- Về trang phục: Bạn cần ăn mặc chỉnh tề, lịch sự và gọn gàng tỏ lòng thành kính. Không nên xuề xòa hay qua loa trong bước ăn mặc để cúng.
Mâm cúng thổ công thổ địa nên đặt ở trong nhà hay ngoài trời
Khi thực hiện lễ cúng thổ địa thì lời khuyên của các chuyên gia phong thủy thì nên đặt mâm cúng ở ngoài trời, vì điều này giúp thu hút sinh khí và đúng nghi thức hơn bao giờ hết. Sắp đặt mâm cúng theo quy tắc đông bình tây quả, nghĩa là phía đông, phía bên phải đặt bình hoa còn phía tây tức bên trái đặt trái cây và ở giữa là các lễ vật chính như nước, rượu, gà hay heo quay,… Mâm cúng nên được sắp xếp gọn gàng, chỉn chu, quay ra hướng ngoài cổng.
Các nghi thức thực hiện lễ cúng thổ công thổ địa
Trước tiên bạn cần chuẩn bị lễ vật một cách tươm tất để lên bàn cúng, chờ tới giờ lành để cử hành lễ cúng và lưu ý là tránh để lỡ giờ đẹp, điều này sẽ không tốt cho việc động thổ. Sau đó thực hiện đốt nhang, đọc văn khấn và cúng. Sau khi đợi nhang gần tàn có thể đem giấy tiền vàng bạc đã cúng đi đốt và đổ rượu lên. Cuối cùng đó là rải muối gạo trên mảnh đất, nghi thức này giống như là giúp các vong linh được ấm no. Không quấy nhiễu đến quá trình động thổ, giúp cho mọi việc được suôn sẻ, thuận lợi.
Gia chủ hạ lễ vật xuống, rồi dùng cuốc hoặc xẻng động thổ đầu tiên. Sau đó thì mới cho thợ vào để mà thi công, động thổ xây nhà hoặc là dỡ nhà. Đây không phải là một hình thức mê tín dị đoan. Đó là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt ta, cần được lưu giữ và phát huy.
Đơn vị nhận đặt mâm cúng thần thổ địa – thổ công tại miền nam
Trên thị trường hiện nay, việc tìm kiếm một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đồ cúng cũng không phải là điều quá khó. Điều cần làm là tìm được một địa chỉ uy tín, chất lượng hay không?
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị nhận đặt mâm cúng, cỗ cúng các loại dịp lễ ở tại miền nam thì đừng bỏ qua Thấy Là Thích. Chúng tôi tự hào là địa chỉ cung cấp dịch vụ đồ cúng uy tín hàng đầu. Từ cúng ông thần thổ địa – thổ công trong ngày động thổ hay cúng vào ngày khai trương, thôi nôi hay đầy tháng,… Bao gồm có các dịch vụ mâm cúng lên sẵn trọn gói hoặc nhận đặt theo yêu cầu của quý khách hàng. Các món ăn đều được chế biến sạch, ngon và có được sự an toàn thực phẩm. Sắp xếp mâm cúng chuẩn phong thủy và đúng tín ngưỡng thuần Việt.
Mọi thông tin liên hệ và để tham khảo kỹ hơn, cung cấp bảng giá chính xác và cụ thể xin vui lòng truy cập website Thấy Là Thích.
[ văn khấn thổ công ngày rằm mùng 1, thủ tục động thổ, cúng ban thần tài ngày 23 tháng chạp, văn khấn thổ công thần tài, cách thức thờ cúng thổ công, cúng mở móng xây nhà, bài cúng thổ công ngày mùng 1, cách cúng bàn thờ thổ công, văn khấn thổ công và các vị thần, văn khấn thổ công gia tiên, văn khấn an vị bát hương thổ công, văn khấn thổ công ngày rằm mùng một ]