Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề bán buôn, kinh doanh đầy đủ nhất
Kinh nghiệm chọn mâm cúng giỗ tổ nghề bán buôn chuẩn tâm linh, mâm cúng giỗ tổ nghề kinh doanh bao gồm những gì, quy trình chuẩn bị lễ cúng giỗ tổ nghề cho người mới kinh doanh.
Mỗi ngành nghề sẽ có tổ nghề khác nhau. Đây được coi là người khởi đầu và truyền lại nghề nghiệp cho con cháu sau này. Nghề bán buôn cũng không ngoại lệ. Vậy thì, mâm cúng giỗ tổ nghề bán buôn chuẩn tâm linh và phong thuỷ cần chuẩn bị những gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả những thắc mắc đó.
Nguồn gốc của giỗ tổ nghề bán buôn, kinh doanh
Để thể hiện lòng biết ơn và sự tưởng nhớ của hậu bối tới các vị tiền nhân, ngày giỗ tổ nghề được tổ chức thường niên và đã trở thành nét đẹp văn hoá Đông Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Tổ nghề (hay còn gọi là Đức Thánh Tổ, Tổ Sư) là một hoặc nhiều người có thật trong lịch sử, có công lớn đối với việc sáng lập và truyền bá trong xã hội và con cháu đời sau một nghề nào đó. Giỗ tổ nghề là hoạt động tâm linh, luôn luôn được các thế hệ đi sau tôn trọng, nhằm tưởng nhớ và suy tôn người sáng lập vì đã có công tạo ra nghề.
Các giai thoại lịch sử có ghi lại, doanh nhân đầu tiên của dân tộc Việt Nam là vợ chồng Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung – con gái vua Hùng đời thứ 3. Theo truyền thuyết, sau khi phải lòng và tự ý kết hôn với Chử Đồng Tử, công chúa Tiên Dung đã khiến vua cha giận dữ,ban lệnh cấm trở lại hoàng cung vĩnh viễn. Không được quay trở lại hoàng cung, Tiên Dung dùng hết số tài sản của mình cùng chồng mở bến chợ, lập phố xá cùng người dân buôn bán. Nhờ kinh nghiệm của Chử Đồng Tử và sắc đẹp của công chúa Tiên Dung, công việc buôn bán trở nên hưng thịnh, làng Chử Xá cũng vì đó mà nổi tiếng, các thương gia trong và ngoài nước đều đổ xô tới đây làm ăn buôn bán, lâu ngày thành “cái chợ lớn sầm uất” nhất nhì vương quốc, thu hút bạn thuyền khắp nơi. Sau khi công chúa và phu quân bay về trời, người dân tại đây đã lập đền thờ vinh danh và suy tôn Chử Đồng Tử – Tiên Dung là Tổ nghề buôn bán, người đặt bước đầu cho kinh doanh.
Hằng năm, cứ vào ngày mùng 10 – 15/3 Âm lịch tại làng Đa Hòa, huyện Châu Giang (Hưng Yên), mọi người, đặc biệt là dân làm kinh doanh trên khắp cả nước đều nô nức về đây để thành tâm làm lễ giỗ tổ nghề buôn bán. Ai ai mỗi lần đi qua miếu thờ Chử Đồng Tử – Tiên Dung cũng đều dừng thuyền và lên bờ thắp hương cầu khấn được phù hộ.
Ý nghĩa mâm cúng giỗ tổ nghề bán buôn, kinh doanh
Mâm cúng giỗ tổ nghề buôn bán được tổ chức hàng năm với nhiều ý nghĩa khác nhau.
Thứ nhất, mâm cúng giỗ tổ là để thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với người đã sáng lập, phát triển và truyền bá nghề kinh doanh, buôn bán cho con cháu sau này có công ăn việc làm, kiếm kế sinh nhai. Việc cúng tổ nghề buôn bán nói riêng và cúng tổ nghề các ngành nghề nói chung đều thể hiện truyền thống biết ơn “uống nước nhớ nguồn” của người dân Việt.
Thứ hai, mâm cúng giỗ tổ nghề bán buôn là lời khẩn cầu của những người trong nghề, mong cho công việc làm ăn ngành kinh doanh được suôn sẻ, thuận lợi, buôn may bán đắt và tránh những rủi ro có thể xảy ra trong nghề.
Mâm cúng giỗ tổ nghề kinh doanh, bán buôn cần chuẩn bị những gì cho tươm tất?
Một mâm cúng giỗ tổ nghề kinh doanh cần được chuẩn bị những thức đồ lễ vật cơ bản sau:
- 1 mâm trái cây ngũ quả (tùy vùng miền có thể chọn những loại trái cây phù hợp)
- 1 bình hoa tươi
- 1 thẻ nhang rồng phụng
- 2 cây đèn cầyì
- 1 đĩa muối gạo
- Trà pha sẵn
- 1 chai rượu nếp
- 1 chai nước suối
- 1 đĩa trầu cau
- Giấy tiền cúng giỗ tổ nghề
- Chè, xôi mỗi loại 5 đĩa nhỏ (thường là chè trôi, chè kho; xôi đỗ xanh, xôi gấc,…)
- 1 con gà trống luộc nguyên con
- 1 con heo quay
- 1 đĩa bánh bao (hoặc bánh hỏi, bánh chưng đều được)
- 1 đĩa chả lụa
Tùy vào phong tục, tập quán và điều kiện kinh tế mà mỗi người sẽ có những lựa chọn khác nhau cho mâm cúng. Tuy nhiên, chuẩn bị tươm tất luôn là điều bắt buộc để thể hiện lòng thành.
Khi chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề, mọi người cần lưu ý những vấn đề sau:
- Những thức cúng bắt buộc: 1 con gà trống luộc, 1 con heo quay và 1 vò rượu nếp trắng là những thức cơ bản nhất người cúng cần chuẩn bị đầy đủ. Gà luộc cần chọn gà trống to khỏe, có mào đẹp, cựa đẹp, da vàng óng để bày biện mâm cúng cho đẹp nhất. Có thể chọn heo vừa tầm tùy theo quy mô của gia chủ.
- Hoa quả lễ vật cần chọn thức cúng tươi ngon, đẹp mắt nhất, không được chọn những loại quả hỏng, thối nát, điều này không chỉ không thể hiện được lòng thành tâm và còn khiến bề trên không hài lòng. Loài hoa được chọn thường là những loài hoa thuần khiết, mang ý nghĩa cầu may, cầu lộc cầu tài (ví dụ như: hoa hồng đỏ, hoa cúc vàng, hoa đồng tiền, hoa cát tường,…).
- Lễ vật không cần quá cầu kỳ, vượt quá khả năng mà cần chỉn chu, tươm tất thì sẽ tốt hơn.
Nghi thức tiến hành cúng giỗ tổ nghề bán buôn như thế nào?
Thông thường, người đứng ra chủ trì và tổ chức lễ cúng giỗ tổ nghề buôn bán sẽ là người lớn tuổi nhất và có uy tín trong nghề, được mọi người tin tưởng, kính trọng. Những người mới vào nghề do kinh nghiệm còn non kém nên chưa có được lòng tin và sự kính nể từ mọi người và chưa hiểu hết các quy tắc và quy trình cúng tổ nghề nên sẽ không được đứng lên chủ trì lễ cúng.
Khi tiến hành nghi thức cúng giỗ tổ nghề bán buôn, người đứng ra chủ trì sẽ thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị mâm cúng đầy đủ từ sáng sớm
Mâm cúng nên được chuẩn bị một cách tươm tất trước khi lễ cúng được diễn ra vào buổi sáng sớm. Lễ cúng nên diễn ra vào buổi sáng cho mát mẻ và mọi người sẽ có nhiều thời gian ngồi lại với nhau hơn.
Người đứng đầu có thể bố trí sắp xếp người đi chợ từ sớm, mỗi người chịu trách nhiệm cho một thức cúng khác nhau để đảm bảo mua được đầy đủ những đồ lễ vật cần thiết.
Thức đồ lễ khi đã có đầy đủ sẽ được bày trên bàn cúng nhỏ theo nguyên tắc: những món đồ lễ mặn được bày ở chính giữa bàn, mâm ngũ quả và rượu, trà, nước được bày phía trước mâm cúng, đèn nến hương nhang cũng được bày phía trước, bình hoa, đèn cầy ở 2 bên. Mâm cúng cần được bày biện đẹp mắt để thể hiện lòng thành.
Bước 2: Thực hiện nghi thức khấn vái
Đại diện cho công ty, cửa hàng hay nhóm người kinh doanh sau khi thắp 3 nén hương thì vái 3 vái, chắp tay thành kính và bắt đầu đọc văn khấn giỗ tổ nghề. Nội dung bài văn khấn chủ yếu xoay quanh việc cảm ơn tổ nghề đã sáng tạo ra nghề, lưu truyền nghề cho con cháu và khấn xin tổ nghề phù hộ cho người trong nghề được bình an vô sự, ăn nên làm ra, tránh được những rủi ro đáng tiếc.
Về vị trí đứng, người đứng đầu đại diện thực hiện nghi lễ cúng sẽ đứng gần nhất với mâm cúng rồi lần lượt đến người có vai trò lớn rồi tiếp theo là những người cùng tham dự. Trình tự thắp nhang cũng theo trình tự từ lớn đến nhỏ, những người làm nghề lâu năm sẽ thắp hương và khấn vái trước còn những người mới vào sẽ thắp hương sau.
Sau khi thắp hương xong, mọi người sẽ ngồi lại với nhau để chia sẻ những câu chuyện xung quanh vấn đề kinh doanh, buôn bán. Qua những buổi chuyện trò, chia sẻ những bài học kinh nghiệm quý báu như vậy, những người mới vào nghề sẽ học hỏi được rất nhiều điều từ những bậc tiền bối dày dặn kinh nghiệm.
Bước 3: Đốt tiền vàng và hạ lễ cúng
Sau khi nhang cháy hết, để được hạ lễ, người chủ trì cần khấn xin thêm một lần nữa, sau đó đem tiền vàng đi đốt, gạo và muối đi rải. Đồ lễ cúng sẽ được phân chia cho mọi người có mặt trong buổi lễ để cùng hưởng lộc từ tổ nghề.
Trong khi thực hiện nghi thức khấn vái, tất cả mọi người từ người chủ trì đến những người tham dự đều cần ăn mặc chỉnh tề, lịch sự, sạch sẽ, không được ăn mặc lôi thôi, lố lăng trong buổi cúng tổ nghề. Thêm nữa, thái độ khi thực hiện nghi thức cúng cần phải thực sự nghiêm trang, không được cợt nhả, vô lễ với đấng bề trên.
Tìm hiểu về nghi thức cúng tổ nghề bán buôn
Thời điểm tổ chức cúng giỗ tổ nghề cũng là lúc những người mới tham gia làm lễ “ra mắt” với tổ nghề, cầu mong sự cho phép đồng thời mong Tổ Sư phù hộ để có thể theo được nghề.
Sau khi dâng lễ vật, những người cúng giỗ sẽ nhận một ly rượu trắng từ người người chủ trì lễ cúng và uống cạn ly rượu được rót ra để thể hiện lòng quyết tâm, ý muốn theo đuổi ngành kinh doanh, buôn bán. Người chủ trì cũng rót một chén rượu trắng và uống cạn như một sự chấp thuận và hứa hẹn sẽ tận tình chỉ dạy những người mới hết lòng, giúp họ gặt hái được những thành công trong sự nghiệp và tránh được những sai lầm đáng tiếc.
Chắc hẳn với những chia sẻ trên đây, quý bạn đọc đã hiểu hơn về nguồn gốc, ý nghĩa và những lễ vật cần chuẩn bị trong mâm cúng giỗ tổ nghề bán buôn. Cúng giỗ tổ nghề bán buôn là một ngày quan trọng để khởi đầu (đối với người mới) và củng cố, xin ban lộc đối với người lâu năm trong nghề kinh doanh. Vì vậy, người làm lễ cần chuẩn bị rất nhiều thứ, khó tránh khỏi sai sót. Để quý khách hàng không còn bận tâm về vấn đề này, Dịch vụ cung cấp đồ cúng của thương hiệu Thấy Là Thích sẽ giúp bạn chu toàn mâm cúng trong ngày cúng giỗ tổ nghề bán buôn. Các lễ vật sẽ được đưa đến đúng thời gian, địa điểm với độ tươi ngon và hình thức đẹp mắt. Quý khách hàng hãy tham khảo đồ cúng tại Thấy Là Thích để tiết kiệm thời gian chuẩn bị đồng thời có được mâm cúng chỉn chu, tươm tất nhất.