Nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ Vu lan – Rằm tháng 7

Ngày lễ Vu lan – Rằm tháng 7 đã trở thành ngày lễ mang nét đẹp văn hóa sâu sắc của người Việt. Vậy ngày này có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa là gì?

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ vu lan báo hiếu
Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ vu lan báo hiếu

Vu lan giờ đây không chỉ là nghi lễ dành riêng cho những người theo đạo Phật giáo mà ngày nay nó trở thành một nét văn hóa đẹp, thấm sâu trong tâm thức của người Việt. Ngày lễ Vu lan còn được người ta chọn làm ngày Rằm tháng 7. Vậy ngày lễ Vu lan – Rằm tháng 7 có ý nghĩa và nguồn gốc từ đâu? Hãy cùng Đồ Cúng Nhân Tâm tìm hiểu trong những thông tin dưới đây.

Tìm hiểu thêm:

  • Xem ngày tốt cúng khai trương có cần thiết
  • Hướng dẫn cúng đổ móng nhà

Nguồn gốc của ngày lễ Vu lan – Rằm tháng 7

Xuất phát từ sự tích Mục Kiền Liên đã cứu mẹ mình ra khỏi ngạ quỷ. Đây được coi như một hành động có hiếu đối với cha mẹ. Ngày Vu lan đã trở thành ngày lễ hàng năm để tưởng nhớ đến cha mẹ. Tưởng nhớ về ân đức sinh thành dưỡng dụ của cha mẹ, tổ tiên chúng ta. Ngày lễ này còn nhắc nhớ người con hãy sống có hiếu, đạo đức để đền đáp tình yêu thương, những hy sinh của cha mẹ đã dành cả cuộc đời để nuôi dưỡng.

Ngày nay, ngày lễ này trở thành một trong những hoạt động văn hóa truyền thống mang nét đẹp của người Việt. Mục đích là để tỏ lòng báo hiếu, tri ân đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Ngoài ra còn để cầu siêu cho các Anh hùng Liệt sỹ đã hy sinh vì dân tộc.

Theo giáo lý Phật giáo, Hiếu hạnh là vấn đề rất quan trọng. Nó mang tính giá trị cốt lõi của Phật giáo. Đó là giá trị nhân văn, hướng con người sống từ, bi, hỷ, xả. “Hạnh hiếu là hạnh Phật, tâm hiếu là tâm Phật” có nghĩa là muôn đời không được quên công ơn sinh dưỡng của cha mẹ. Đó chính là những giá trị, những ý nghĩa tích cực, góp phần giáo dục đạo đức con người.

Nguồn gốc của Ngày lễ Vu Lan.

Lễ Vu Lan tại các nước châu Á

Không chỉ ở Việt Nam, ngày lễ Vu lan – Rằm tháng 7 còn được tổ chức vào dịp ngày Rằm tháng 7 hằng năm ở nhiều nước châu Á. Mỗi nước sẽ có ngày rằm tháng 7 với những nét đặc trưng riêng biệt:

>>  Những mẹo các mẹ nên làm khi bé tròn 3 tháng 10 ngày

Ở đất nước Nhật Bản

Người ta gọi là lễ Obon báo hiếu. Ngày lễ này thường diễn ra vào tháng 8 dương lịch hàng năm. Trong ngày này, những người ở xa sẽ trở về để thăm cha mẹ, ông bà. Hoặc đi viếng mộ người thân. Obon có nghĩa tiếng Việt là “Ngày của người chết”.

Đây được coi như một phong tục truyền thống của những người theo đạo Phật giáo tại Nhật. Nó được tổ chức để tưởng nhớ đến những người đã qua đời. Obon là ngày trọng nhất để dâng lửa soi đường cho các linh hồn. Trong ngày này, người ta sử dụng 5 đám lửa sắp xếp theo chữ Hán. Mỗi ngọn lửa được đốt trên 1 ngọn núi xung quanh Kyoto kéo dài 1 tiếng đồng hồ.

Khi dâng lửa, mọi người sẽ phải tham gia đốt lửa và gửi lời cầu nguyện đến tổ tiên thông qua ánh sáng của ngọn lửa. Đây là một trong những lễ hội thu hút đông đảo du khách trên toàn thế giới.

Vào ngày cuối của lễ, người ta sẽ đem lồng đèn đến thả ở sông, hồ, bờ biển để tiễn đưa các linh hồn về với thế giới của họ.

Ở đất nước Hàn Quốc

Đối với người Hàn Quốc thì lễ Vu Lan thường diễn ra vào Rằm tháng 7. Đây chính là dịp mọi người thể hiện tấm lòng tri ân, báo hiếu và cầu nguyện cho cha mẹ còn sống có thêm nhiều phúc thọ. Những người quá cố được siêu thoát.

Tùy theo tài chính cũng mỗi người mà họ có những cách báo hiếu khác nhau. Ngay từ việc làm nhỏ nhất như tự tay làm thiệp hay tặng món quà đắt tiền… Tất cả đều được coi là một lời cảm ơn chân thành nhất dành cho người nhận.

Ở đất nước Malaysia

Người Malaysia coi ngày này như một ngày đại lễ để kính nhớ tổ tiên. Trong ngày này, người ta thường làm những công việc thể hiện tinh thần hiếu đạo. Chẳng hạn như: viếng mộ, tảo mộ, dâng cúng vật phẩm,… Ngoài ra, người ta còn tổ chức các hoạt động văn hóa, tôn giáo mang đậm văn hóa dân tộc. 

Tổ chức ngày lễ Vu lan – Rằm tháng 7 đem lại nhiều lợi ích

Vào ngày này, hầu hết mọi nhà đều chuẩn bị mâm cỗ cúng mặn thật hoành tráng và đặt lên bàn thờ. Người ta quan niệm rằng, vào ngày này cửa ngục được mở, linh hồn cha mẹ, ông bà sẽ có thể trở về nhà để tiếp nhận những lễ vật hiếu kính của con cháu. Chính vì vậy, mọi người thường làm mâm cao, cỗ đầy để cầu cúng, báo đáp cho họ. Người ta thầm quan niệm rằng, lễ càng to thì càng linh nghiệm và càng có hiếu.

Tuy nhiên, theo đạo lý của Phật thì việc làm trên sẽ sinh thêm tội khiến cho ông bà, cha mẹ phải gánh tội cho mình. Bởi khi còn sống, họ chính là những người đã gây ra tội sát sinh do cũng cúng lễ mặn vào ngày Rằm. Giờ đây, con cháu lại tiếp tục sát sinh để cúng cho ông bà, cha mẹ. Điều này càng khiến cho tội lỗi của họ thêm chồng chất, khó được siêu thoát.

>>  Có nên làm lễ cúng cô hồn vào hàng tháng không?

Vào ngày lễ Vu Lan, chư Tăng Ni, Phật tử thường cúng đàng để cầu siêu cho người thân. Quá vãng, cầu phúc, tích lũy công đức khi còn sống. Sau khi dâng lễ phẩm lên chư Phật và chư Tăng thì con cháu sẽ làm mâm cỗ cúng gia tiên. Khi cúng ông bà, cha mẹ thì nên sử dụng lễ chay, tuyệt đối tránh sát sinh để linh hồn của họ sớm được vãng sinh.

Lễ vật cần chuẩn bị trong ngày lễ Vu Lan

Vào ngày lễ này, người ta sẽ chia làm 2 phần. Đó là phần lễ cúng tại gia, cúng trong nhà cho thần linh và gia tiên. Phần còn lại là lễ chúng sinh. Mỗi phần sẽ cần chuẩn bị các lễ vật khác nhau:

Đồ cúng cô hồn xong có ăn được không
Đồ cúng cô hồn xong có ăn được không

Lễ Tại gia

Phần Lễ:

  • 5 bánh bao chay loại to và 10 chiếc nhỏ.
  • Bát xôi đỗ và 2 bát chè ngọt.
  • 1 mâm cỗ chay.
  • Mâm ngũ quả.
  • Lọ hoa cúc vàng.
  • Rượu, trà – khô, nước, gạo, muối mỗi thứ 5 chén nhỏ.
  • 1 đĩa bánh kẹo

Phần Mã:

  • 1 bộ quần áo mũ ngựa đỏ.
  • 5 đinh tiền lễ.
  • Quần áo ông bà gia tiên.
  • Quần áo bà cô tổ, ông mãnh.
  • 1 bộ quần áo ông bà tiền chủ.

Lễ Chúng sinh

Phần lễ này có thể thực hiện hoặc không và được thực hiện ở ngoài sân hoặc ngoài ngõ.

Phần Lễ:

  • Bỏng ngô, khoai lang, ngô, sắn luộc.
  • 5 Tô cháo to sắp xếp nhiều thìa ở xung quanh.
  • 1 đĩa kẹo, bánh nhiều màu sắc.
  • Rượu, trà – khô, nước, gạo, muối mỗi thứ 5 chén.
  • 1 đĩa Gạo, 1 đĩa Muối to.
  • 1 đĩa xôi, 2 bát chè.
  • Mâm ngũ quả: phải là quả nhỏ và có nhiều quả.
  • Bình hoa cúc vàng.

Phần Mã

  • Bộ quần áo mũ ngựa thần linh đỏ.
  • Tiền vàng 5 lễ và tháo rời từng tờ xếp vào mâm
  • Quần áo chúng sinh 100 bộ.

Nghi thức ngày lễ Vu lan – Rằm tháng 7

Nghi thức làm lễ Vu lan rất đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện đầy đủ theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các lễ vật nói trên.
  • Bước 2: Sắp lễ.
  • Bước 3: Đọc văn khấn ngày lễ Vu lan.
  • Bước 5: Nếu làm thêm lễ phóng sinh thì khấn văn lễ phóng sinh.
  • Bước 6: Tạ lễ.
  • Bước 7: Hóa vàng.

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào là chuẩn nhất?

Ngày rằm tháng 7 được tổ chức vào ngày 15/7 âm lịch hằng năm. Ngày lễ cúng này sẽ được diễn ra đúng ngày là tốt nhất. Nếu người cúng có tâm ý làm lễ cúng cô hồn thì không cần thiết phải đúng ngày. Có thể tổ chức cúng trong khoảng từ mùng 2 – 17/7 là được. Bởi những ngày này, Diêm Vương sẽ cho mở Quỷ Môn Quan. Còn với tâm ý cúng Vu lan thì nên thực hiện đúng ngày.

>>  Mâm lễ cúng mùng 1 và rằm 15 hàng tháng

Về giờ cúng với lễ Vu lan thì nên thực hiện vào buổi sáng (trước 11h sáng) là tốt nhất. 

Ngày lễ Vu lan – Rằm tháng 7 nên làm gì?

Vào ngày này, để có thể giúp cho ông bà, bố mẹ, tổ tiên đã qua đời thoát khỏi kiếp Ngạ Quỷ thì con cháu phải biết giữ mình, nên làm những điều thiện, phù hợp. Cụ thể như:

Ăn chay, niệm Phật, cầu an 

Ăn chay là khi tâm con người ta được trở về chốn thanh tịnh, không sát sinh. Việc ăn chay trong ngày rằm tháng 7 sẽ có ý nghĩa rất lớn để thành tâm cầu nguyện cho gia đình và bản thân.

Hơn nữa, việc ăn chay trong ngày này còn giúp cầu an cho gia đình hạnh phúc, bố mẹ vui vẻ, khỏe mạnh.

Quan tâm đến cha mẹ, ông bà

Ngày lễ Vu Lan là ngày dành riêng để con cháu báo hiếu với người bề trên của mình. Đây cũng là dịp để những người con có thể dành thời gian quan tâm, hỏi han, chăm sóc họ nhiều hơn.

Chuẩn bị bữa cơm tươm tất

Ngoài mâm lễ cúng rằm tháng 7 với Thần Phật thì bạn cần phải chuẩn bị cả mâm cúng cho tổ tiên cùng bữa cơm thân mật với gia đình, bố mẹ, ông bà của mình. Đây là điều nên có trong dịp đặc biệt này. Một mâm cỗ không cần phải quá cầu kỳ nhưng bạn nên chuẩn bị bằng cả tấm lòng và sự chân thành của mình.

Mâm cúng chay rằm tháng 7

Trong mâm cúng Vu Lan, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cơ bản quan trọng nói trên. Ngoài ra, tùy theo điều kiện kinh tế của mình, bạn có thể làm thêm khác. Tuy nhiên, cần phải chuẩn bị những món ăn chay đơn giản thường ngày như xôi vò hạt sen, bánh chưng chay, gỏi, nem chay, canh nấm,… 

Địa chỉ nhận làm mâm lễ cúng Rằm tháng 7 chất lượng

Hiện nay, các dịch vụ cung cấp đồ cúng, mâm cúng trọn gói trên thị trường có rất nhiều. Tuy nhiên, bạn nên tìm kiếm dịch vụ vào tốt và chuẩn, đảm bảo lễ vật đúng tín ngưỡng tâm linh để tỏ lòng thành kính  đối với thần linh và cha mẹ, tổ tiên.

Để giúp cho các gia đình có tính chất công việc bận rộn không có thời gian chuẩn bị đồ cúng trọn vẹn hoặc chưa có kinh nghiệm chuẩn bị đồ cúng. Thấy Là Thích chúng tôi đã cung cấp đầy đủ trọn gói mâm cúng cho Rằm tháng 7 cùng các ngày lễ khác. Lễ vật đã được chúng tôi nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ tốt nhất, phù hợp nhất theo văn hóa của người Việt Nam.

Thấy Là Thích chuyên cung cấp mâm cúng cô hồn trọn gói

Như vậy, qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu rõ được nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ Vu lan – Rằm tháng 7.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *